Đào tạo nhân lực khối lâm sàng và cận lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

Khối lâm sàng và cận lâm sàng Bệnh viện Da liễu Trung ương đang phụ thuộc vào rất nhiều chương trình có sẵn của đào tạo ngoài mà rất ít chương trình đào tạo tự xây dựng. Vì thế nên sẽ rất khó khăn trong việc chủ động thay đổi chương trình và việc tiếp cận quan trọng nhất đến người học. Việc đánh giá nhân viên đang dựa trên đánh giá chủ quan của quản lý trực tiếp Khối lâm sàng và cận lâm sàng Bệnh viện Da liễu Trung ương chưa xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá nhân viên theo năng lực, theo quá trình thực hiện công việc mà chủ yếu dựa trên đánh giá chủ quan của người quản lý. Đây cũng là một trong những hạn chế lớn ảnh hưởng đến định hướng đào tạo nhân lực và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Trên cơ sở tính cấp thiết về mặt khoa học và thực tiễn nêu trên, em quyết định  chọn đề tài nghiên cứu: Đào tạo nhân lực khối lâm sàng và cận lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Trung ươnglàm luận văn cao học của mình

pdf 116 trang | Chia sẻ: admin | Ngày: 10/08/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0 download
Bạn đang xem trước 33 trang tài liệu Đào tạo nhân lực khối lâm sàng và cận lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

a) Khái niệm về nhân lực

Có thể nói, khái niệm nhân lực hiện nay không còn xa lạ với nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về vấn đề này hầu như chưa thống nhất. Tuỳ theo mục tiêu cụ thể mà người ta có những nhận thức khác nhau về nhân lực. Một số khái niệm có thể tham khảo như sau:

Hiện nay có nhiều khái niệm nhân lực khác nhau tùy theo hướng tiếp cận và góc độ đánh giá.

  • Cách tiếp cận vĩ mô:

Theo Nguyễn Tiệp (2005): “Nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động”. Khái niệm này tiếp cận nhân lực ở khía cạnh là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Dưới một góc độ khác, nhân lực được hiểu theo nghĩa hẹp hơn là “bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động”.

Theo Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu (2012), giáo trình Kinh tế nhân lực: “Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động – con người có sức lao động”.

Theo Đinh Việt Hòa (2012), trong chương trình Bàn về sự phát triển nhân lực quốc gia “Nhân lực với tư cách là sự phát triển của kinh tế xã hội, cũng có thể hiểu là tổng hợp các cá nhân những người cụ thể tham gia vào lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động.

Nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động, tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng, chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội.

  • Cách tiếp cận vi mô:

Theo Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2010): “Nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những nhân lực làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực”.

 Như vậy, ở nghiên cứu này thể hiểu: Nhân lực là tổng thể các khả năng lao động của con người của một tổ chức đã được chuẩn bị ở một mức độ nhất định; khả năng đó được thể hiện về thể lực, trí lực, nhân cách đáp ứng yêu cầu công việc.

Tiềm năng về thể lực là năng lực thể chất của con người là nền tảng và cơ sở để các năng lực về trí tuệ và nhân cách phát triển. Tiềm năng về trí lực là trình độ dân trí và trình độ chuyên môn - kỹ thuật hiện có, cũng như khả năng tiếp thu tri thức, khả năng phát triển tri thức của nhân lực. Năng lực về nhân cách phản ánh phẩm chất trong đó đặc biệt nhấn mạnh thái độ trong công việc. Các thành tố này được kết tinh trong mỗi nhân lực, tạo nên bản lĩnh và tính cách đặc trưng của tổ chức.

Tác giả rút ra: Nhân lực là tổng thể các khả năng lao động của một tổ chức, khả năng đó được thể hiện về thể lực, trí lực, nhân cách đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài luận văn, tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu đào tạo nhân lực về phần chuyên môn kỹ thuật để nâng cao trí lựcb) Khái niệm về khối lâm sàng và cận lâm sàng trong Bệnh viện Khối lâm sàng là khối thực hiện khám lâm sàng bao gồm các hoạt động thăm khám ban đầu theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện dấu hiệu bất thường thông qua quan sát, nghe, sờ, gõ… và chưa có can thiệp bằng xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh.

Khối lâm sàng thực hiện các hoạt động liên quan đến thăm khám tất cả các bệnh, hỗ trợ bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để đưa ra kết luận về tình trạng bệnh. Bước khám này cho biết tình trạng bệnh ban đầu, nguy cơ mắc bệnh và có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Khối cận lâm sàng thực hiện khám sức khỏe nằm trong quy trình khám sức khỏe định kỳ, nó bao gồm nhiều kỹ thuật như: Chụp X-quang, Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)…Kỹ thuật y học cận lâm sàng là sự hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

Để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị hiệu quả, ngoài việc thăm khám lâm sàng, các bác sĩ còn phải kết hợp các xét nghiệm cùng việc sử dụng những kỹ thuật y học cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh, chẩn đoán để phân biệt với các bệnh khác, đồng thời giúp người bệnh theo dõi diễn biến, đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh.

c) Khái niệm về nhân lực khối lâm sàng và cận lâm sàng trong Bệnh viện:

Từ những phân tích nêu trên có thể rút ra khái niệm:

Nhân lực khối lâm sàng và cận lâm sàng gồm các BSCC, BSC, Bác sĩ, Điều dưỡng hạng II, Dược sĩ, Dược hạng IV, Kỹ thuật y hạng III, Kỹ thuật y hạng IV, CVC, CV, CVCĐ, Cán sự, Kỹ sư, Lưu trữ viên là tổng thể các khả năng được thể hiện ở thể lực, trí lực, nhân cách của họ đáp ứng yêu cầu thăm khám ban đầu và chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện.

1.1.2. Đào tạo nhân lực khối lâm sàng và cận lâm sàng trong Bệnh viện

Theo từ điển tiếng Việt (2000), “Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất đinh góp phần của mình vào việc phát triển kinh tế xã hội duy trì và phát triển nền văn minh của loài người”.

Tùy theo tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và lao động, người ta phân biệt đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề nghiệp. Hai loại này gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau với những nội dung do đòi hỏi của sản xuất, của các quan hệ xã hội, của tình trạng khoa học, kỹ thuật – công nghệ và văn hóa đất nước. Có nhiều hình thức đào tạo: Đào tạo cấp tốc, đào tạo chính quy và không chính quy.

Quan điểm của tác giả Nguyễn Vân Điềm và tác giả Nguyễn Ngọc Quân (2004) cho rằng “Đào tạo là quá trình học tập làm cho nhân lực có thể thực hiện được các chức năng nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ”.

Với quan điểm này thì đào tạo cung cấp cho họ các kiến thức cả lý thuyết lẫn thực hành, là một quá trình học tập, thực hiện các hoạt động học tập giúp nhân lực để họ có thể thực hiện tốt nhất chức năng nhiệm vụ trong công việc của mình. Ngoài những kiến thức họ đã có sẵn, đào tạo trong tổ chức là bổ sung những gì họ còn thiếu và yếu nhằm hoàn chỉnh kiến thức kỹ năng để họ đáp ứng được tốt yêu cầu của công việc.

Theo Lê Thanh Hà (2009): “Đào tạo là một quy trình có hoạch định và có tổ chức nhằm tăng kết quả thực hiện công việc”. Với cách hiểu này, việc đào tạo phải được thiết kế sao cho thỏa mãn được nhu cầu đã xác định, có phân công vai trò và trách nhiệm của những người đã tham gia và có xác định mục tiêu rõ ràng. Đào tạo trong tổ chức có bốn dạng cơ bản: đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo bổ sung và đào tạo nâng cao.

Từ những khái niệm, quan điểm trên về đào tạo, nghiên cứu này xác định:

Đào tạo nhân lực bệnh viện là các hoạt động học tập có tổ chức nhằm hướng vào việc giúp cho nhân lực cải thiện khả năng được thể hiện ở thể lực, trí lực, nhân cách của nhân lực đáp ứng yêu cầu thăm khám chữa bệnh của bệnh viện.

Quá trình đào tạo giúp cho nhân lực nắm rõ hơn chuyên môn, nghiệp vụ ở công việc hiện tại, bổ sung những kỹ năng, kiến thức còn thiếu để thực hiện công việc một cách tốt hơn trong tương lai.