Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty bột mỳ Vinafood 1

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn taị và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất doanh hàng hóa: “Đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng “.Nó là khâu lưu thông hàng hóa là cấu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng.

pdf 60 trang | Chia sẻ: admin | Ngày: 12/08/2022 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0 download
Bạn đang xem trước 28 trang tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty bột mỳ Vinafood 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

PHẦN 1:

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD 1

 

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty bột mỳ Vinafood 1

 

1. Tên doanh nghiệp: Công ty Bột mỳ Vinafood 1

2. Giám đốc:         Phạm Thanh Bằng         

    Sinh năm:          1974

    Trình độ:           Thạc sỹ kinh tế - Kỹ sư Công nghệ

3. Địa chỉ:  Số 2 Nguyễn Thúc Tự ,Vinh Tân - Vinh -Nghệ An

4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp

Công ty Bột mỳ VINAFOOD 1 được thành lập theo quyết định số: 157/QĐ- TCTLTMB-HĐQT ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc,trên cơ sở tổ chức lại Công ty SX-KD Bột mỳ Hưng Quang và Nhà máy Bột mỳ Bảo Phước.

Vốn đầu tư:      100 tỷ VNĐ

Tài khoản: VNĐ: 10201 0000 671589

                  USD: 10202 0000 083745

                 Tại: Chi nhánh Ngân Hàng Công thương Ba Đình ,Hà nội.

Tiêu chuẩn quản lý: HACCP/ISO 22000:2005.

Mã số thuế: 0100102608009

5. Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước.

6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp:

Nghành nghề sản xuất- kinh doanh:

-      Sản xuất, chế biến,mua bán bột mỳ và các sản phẩm từ bột mỳ;

-      Sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm;

-      Dịch vụ cho thuê kho bãi văn phòng;

-      Bán buôn, bán lẻ và đại lý: hàng nông sản, thức ăn chăn nuôi gia súc.

7. Lịch sử  hình thành và phát triển của Doanh nghiệp.

Công ty bột mỳ Vinafood 1 được thành lập trên cơ sở đầu tư mới hoàn toàn 2 dây chuyền của hãng Buler -Thuỵ Sỹ trị giá 3,4 triệu USD ,sản xuất bột mỳ từ lúa mỳ nhập khẩu ra các loại bột mỳ phục vụ tiêu dùng cho nội địa và xuất khẩu. Năm 2003, khi mới thành lập là nhà máy trực thuộc Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh. Đến 24/12/2004 được Hội đồng quản trị Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc phê chuẩn, tách khỏi Công ty Thanh - Nghệ Tĩnh, đổi tên thành Công ty sản xuất - kinh doanh bột mỳ Hưng Quang.

 

Ngày 03/08/2008 theo quyết định số 157/QĐ- TCTLTMB-HĐQT của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc ,Công ty Bột mỳ Vinafood 1 được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty SX-KD Bột mỳ Hưng Quang và Nhà máy Bột mỳ Bảo Phước . Tuy mới thành  lập, là ngành hàng mới, lao động chủ yếu là tận dụng CVCNV ngành lương thực... Nhưng ngay từ năm đầu đi vào sản xuất kinh doanh đến nay năm nào công ty sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển,tạo đủ công ăn việc làm cho CBCNV, thu nhập ổn định, hoàn thành nghĩa vụ trích nộp ngân sách, là đơn vị đạt nhiều thành tích tiêu biểu trong toàn Tổng công ty. Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc,có nhiều điểm mạnh về năng lực kinh doanh, kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm..Những năm qua, công ty đã tham gia tích cực vào công tác kinh doanh xuất nhập khẩu của  Tổng công ty nhiều  mặt hàng  số lượng lớn,chất lượng cao.Những điểm mạnh này sẽ phát huy trong thời gian tới.Với đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, công nhân lành nghề và hoạt động sản xuất kinh doanh theo hệ thống quản lý HACCP/ISO 22000 công ty luôn mang đến cho Bạn hàng hiệu quả, niềm tin và hai bên cùng có lợi.

 

1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

         -  Cơ cấu ngành nghề:

Công ty bột mỳ Vinafood I là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu. Đứng đầu công ty là Ban Giám Đốc chỉ đạo trực tiếp từng văn phòng, từng thành viên giúp việc cho Ban Giám Đốc và các phòng chức năng.

       - Chức năng:

- Tổ chức tốt các hoạt động kinh doanh theo đúng qui định của nhà nước và cơ quan quản lí ngành .

- Sử dụng hiệu quả đồng vốn, cơ sở vật chất của công ty.

- Tạo uy tín với khách hàng trong quá trình sản xuất và kinh doanh không ngừng lựa chọn cải tiến phương pháp kinh doanh để tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động, cho đơn vị.

       - Hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, đảm bảo các yêu cầu, về phòng cháy ,chữa cháy, an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

      - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một cách trung thực theo chế độ kế toán do bộ tài chính quy định.

 

 

 

 

 

 

 

 

     1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

          Sơ đồ 1.1    SƠ ĐỒ BỘ MÁY CỦA CÔNG TY   

 

 

Giám đốc

Phòng công nghệ

Phẫn xưởng sản xuất

Phòng  Kỹ thuật-vật tư

Phòng  tài chính kế toán

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kinh doanh thịtrường

Phòng kinh tế đối ngoại

P.GĐ  Kỹ thuật

P.GĐ  Kinh doanh

Phòng đảm bảo chất lượng

Text Box: Phẫn xưởng sản xuấtText Box: Phòng  Kỹ thuật-vật tưText Box: Phòng  tài chính kế toánText Box: Phòng tổ chức hành chínhText Box: Phòng kinh doanh thịtrườngText Box: Phòng kinh tế đối ngoạiText Box: Phòng đảm bảo chất lượng

 

 

 

 

 

 

 

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                       Nguồn :Phòng nhân sự

 

Cơ cấu tổ chức của công ty có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để có thể đứng vững , phát triển và khẳng định vị trí cuả mình trên thương trường công ty đã xây dựng cho mình một bộ máy quản lý có trình độ , năng động náng tạo, cơ cấu gọn nhẹ , hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả .Đến nay công ty đã có một bộ máy hoàn chỉnh và phù hợp với điều kiện kinh doanh, điều kiện thị trường kinh doanh

Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận.

     -   Giám Đốc: Giám đốc công ty là người phụ trách chung điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, có quyền nhân danh công ty trong mọi trường hợp, chịu trách nhiệm cá nhân, chịu trách nhiệm đối với các thành viên khác của công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác quản lý, tổ chức công tác tài chính kế toán, kế hoạch thiết kế kinh doanh, ký hợp đồng kinh doanh …Giám đốc chịu trách nhiệm với pháp luật, nhà nước và tất cả các hoạt động của công ty.

     -    Phó giám đốc kinh doanh kinh doanh : Có nhiệm vụ thực hiện những việc do Giám Đốc giao cho. Rồi triển khai thực hiện với các phòng kinh tế đối ngoại, phòng tổ chưc hành chính , phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh thị đồng thời phải chịu trách nhiệm về chất lượng và tính pháp lý về mặt kinh doanh của công ty

     -    Phó giám đốc kỹ thuật: là người tham mưu cho giám đốc các công thức sản xuất bột mỳ, còn là người trực tiếp chỉ đạo phân xưởng sản xuất, phòng kỹ thuật, phòng công nghệ và đảm bảo chất lượng.

-    Phòng kinh tế đối ngoại : Lập kế hoạch mua và mua nguyên vật liệu đảm bảo chất l­ượng qui định. Tham mưu cho ban giám đốc về tình hình biến động về chất lượng, giá cả.. của lúa mỳ  trên thế giới , cùng ban giám đốc đàm phán mua nguyên liệu với nước ngoài.Lập các thủ tục mua bán, xuất nhập nguyên liệu. Làm các thủ tục và trực tiếp nhận hàng . Hoàn thiện các bộ hồ sơ mua hàng để thanh quyết toán cùng phòng kế toán và đòi bồi thường hàng hoá với các công ty bảo hiểm khi có lô hàng thiếu.

    -   Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu cho giám đốc công ty trong tổ chức quán lý bộ máy tổ chức cán bộ gồm :tuyển dụng lao động , phân công điều hành công tác, bổ nhiệm cán bộ , khen thưởng kỷ luật.quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.Thanh tra kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị,ngăn chặn kiểm tra tài liệu trước khi lưu trữ.

   -  Phòng tài chính kế toán : Lập, trình ký, chuyển nộp và lư­u trữ các Báo cáo kế toán, Báo cáo thuế, Báo các thống kê định kỳ, hồ sơ nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,v...v... theo qui định của Pháp luật Tổ chức công tác Kiểm toán và quyết toán thuế hàng năm.  Kiểm tra cuối cùng và ký các chứng từ, báo cáo kế toán, các bảng lư­ơng, thưởng, báo cáo thuế hàng tháng, quyết toán thuế hàng năm và kết quả kiểm toán (nếu có) tr­ước khi trình Giám đốc ký duyệt; Cùng Giám đốc giải trình những vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách tài chính,  kế toán thống kê, kiểm toán trư­ớc cơ quan thuế,  thanh tra, kiểm tra, điều tra theo qui định của Pháp luật.

  -   Phòng kinh doanh thị trường : Dựa trên dự báo thị trường, các thông tin tổng hợp về xuất nhập hàng hóa, tồn kho và tình hình kinh doanh để lên kế hoạch tiêu thụ cho từng đợt. Tập hợp đầy đủ các thông tin về thị trường, tình hình kinh doanh báo cáo ban giám đốc.

  -   Phòng đảm bảo chất lượng : Quản lý về chất lượng nguyên liệu, sản phẩm. Kiểm soát vệ sinh, môi trường sản xuất.Đăng ký, quản lý các chỉ tiêu về chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa.Tập hợp, lưu trữ thông tin.

  -    Phòng kỹ thuật : Lập kế hoạch  sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, dụng cụ trong Nhà máy.Tập hợp lư­u trữ thông tin Phối hợp cùng các bộ phận tìm nguyên nhân, khắc phục kịp thời các sự cố trong quá trình sản xuất

Về bảo d­ưỡng- sửa chữa thiết bị máy móc. Lập kế hoạch thực hiện sửa chữa, bảo d­ưỡng các thiết bị, lập dự trù vật t­ư kỹ thuật.

  -     Phòng công nghệ : Quản lý về kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm.Thiết lập công thức phối trộn phù hợp với từng loại sản phẩm. Xây dựng và theo dõi các định mức kỹ thuật, định mức và tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất, năng suất sử dụng thiết bị, năng suất lao động của toàn công ty.

 Lập kế hoạch mua phụ tùng vật tư phục vụ và hỗ trợ sản xuất và công tác bảo d­ưỡng, sữa chữa thiết bị.

 

1.4. Đặc điểm một số nguồn lực

1.4.1.Nguồn nhân lực

Công ty luôn chú trọng với việc đào tạo nhân lực. Công ty đã cho cán bộ công nhân viên đi đào tạo tại trường và học tập kinh nghiệm.

Trong quá trình hình thành và phát triển. Công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố lao động cũng như tổ chức lao động để sử dụng lao động sao cho có kế hoạch và hợp lý nhất. Phân công, phân bổ lao động là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Để phối hợp tối đa giữa các Phòng Ban, Phân xưởng sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, hiện nay Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty là 100 ngườ

 

Bảng 1.1.  Cơ cấu lao động trong Công ty (2011- 2013)

 

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

SL

%

SL

%

SL

%

Tổng số lao động

73

100

87

100

100

100

Phân theo tính chất công việc

Lao động trong danh sách

37

50,68

47

54,02

47

47

Hợp đồng

36

49,32

40

45,98

63

63

Phân theo trình độ, cấp bậc

Thạc sỹ

2

2,74

5

5,75

6

6

Đại học + cao đẳng

35

47,94

38

43,67

41

41

Trung cấp

16

21,9

15

17,24

20

20

Lao động phổ thông

20

27,42

29

33,34

33

33

Nam

47

64,38

64

73,56

68

68

Nữ

26

35,61

23

56,44

32

32

                                                                                        Nguồn: phòng nhân sự

Như vậy lao động trong năm 2013 là cao nhất; điều này chứng tỏ Công ty ngày càng phát triển, ngày càng mở rộng thu hút thêm được lao động. Để đảm bảo công việc luôn tiến triển tốt, Công ty phải tuyển thêm lao động theo hợp đồng để đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Căn cứ vào số liệu trên ta thấy lao động theo hợp đồng chiếm đa số. Khi tiến hành tuyển dụng lao động theo hợp đồng thì phải cần chi phí và chi phí này được tính vào chi phí nhân công; đây là một trong các yếu tố trong giá thành sản lượng làm tăng chi phí. Để giảm chi phí tuyển dụng lao động hợp đồng, cần tăng số lượng trong biên chế một cách phù hợp để dễ dàng quản lý được lao động trong Công ty.

Căn cứ vào bảng cơ cấu trong Công ty, ta thấy lượng lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn vì các phòng ban có nhu cầu nam lớn hơn do tính chất của công việc.

 

Bảng 1.2. Số lượng lao động và thu nhập của người lao động của Công ty  giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu

Đơn vị

2011

2012

2013

Số lao động bình quân

Người

73

87

100

Thu nhập bình quân

đ/ng/tháng

1.502.000

1.759.000

2.965.000

                                                                                                                 (Nguồn: Phòng kế toán)

Công ty cũng đã bước đầu quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cán bộ và lao động. Công ty cũng đã đưa ra các chương trình khuyến khích để thu hút những người lao động có trình độ về làm việc. Hiện nay, ngoài những yếu tố sản xuất truyền thống như : thiết bị công nghệ, máy móc kỹ thuật, nguyên vật liệu, nơi làm việc… nhân tố con người càng được coi trọng đặc biệt. Muốn sản xuất phát triển, lợi nhuận tăng… doanh nghiệp cần phải có những chế độ chính sách nhằm kích thích cả về vật chất lẫn tinh thần cho công nhân viên.

          Cụ thể là doanh nghiệp phải có một hệ thống thu nhập hợp lý sao cho người lao động có thể thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của mình trong hiện tại và có một phần nhỏ nhằm đảm bảo cho cuộc sống của họ sau này. Những hoạt động này nhằm chuẩn bị lực lượng lao động cho phù hợp với sự phát triển của Doanh nghiệp trong thời gian tới.

 

      1.4.2. Đặc điểm nguồn vốn.

Công ty bột mỳ Vinafood I được xây dựng trên cơ sở tận dụng mặt bằng, kho tàng của Nhà máy xay Vinh cũ. Hầu hết và hết khấu hao, với diện tích được thuê trên 20.000m2. Thiết bị dây chuyền sản xuất chính được mua 1,4 triệu USD là vốn tự có của Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Khi đi vào hoạt động Tổng công ty cho vay vốn lưu động để mua hàng hoá là 15 tỷ đồng.

Tổng tài sản của doanh nghiệp là:       52 tỷ đồng

Trong đó:    Vốn lưu động:                 15 tỷ đồng

                   Vốn cố định:                   37 tỷ đồng

Vốn lưu động được dùng để mua nguyên liệu phụ tùng thay thế, bao bì… Số này mới đáp ứng được 1/5 số vốn lưu động cần dùng trong công ty. Số còn lại phải vay vốn từ ngân hàng để dự trữ nguyên liệu đủ sản xuất được 4 tháng. Vốn cố định chủ yếu là lắp đặt dây chuyền sản xuất chính, nhà 5 tầng và một số máy móc, phương tiện phục vụ cho SXKD. Nhìn chung việc sử dụng là có hiệu quả, công suất sử dụng máy móc đạt 60 ¸ 80%. Không có hiện tượng lãng phí do máy móc hư hỏng, không dùng….

 

 

1.4.3. Mặt hàng sản phẩm dịch vụ:

Sản phẩm bột mỳ của Công ty  đa dạng, có chất lượng khác nhau để làm nguyên liệu cho sản xuất các loại bánh mỳ, bánh ngọt, mỳ tôm… với các nhãn hiệu Quả cam, Bồ Câu, Sông Lam, Bông Sen, Bến Thuỷ, HQ8…. Ngoài ra , Công ty còn tham gia cung ứng gạo xuất khẩu cho Tổng Công ty, kinh doanh ngô, sắn lát và các mặt hàng nông sản khác. Mở các dịch vụ: cân hàng, cho thuê văn phòng, nhà xưởng tận dụng khả năng cơ sở vật chất hiện có .