Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP Nhựa Bao Bì Vinh

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi mà cạnh tranh là một điều tất yếu thì tiêu thụ sản phẩm chính là khâu quan trọng để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với vai trò là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng thì tiêu thụ hàng hóa đang ngày càng khẳng định vị trí của nó trong các chính sách phát triển của các doanh nghiệp. Vì vậy thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần ðáp ứng cạnh tranh ngày càng lành mạnh, ðảm bảo cho các doanh nghiệp làm ãn có lãi và đứng vững trên thị trường.

pdf 64 trang | Chia sẻ: admin | Ngày: 12/08/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0 download
Bạn đang xem trước 27 trang tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP Nhựa Bao Bì Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU.. 1

1. Lý do lựa chọn đề tài 1

1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

4. Phương pháp nghiên cứu. 2

5. Đóng góp của đề tài 2

6. Kết cấu của đề tài 3

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH.. 4

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Nhựa Bao Bì Vinh. 4

1.2. Ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động. 5

1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty. 6

1.3.1. Cơ cấu tổ chức của các Phòng, ban, cơ sở, bộ phận sản xuất của công ty. 6

1.3.2.  Chức năng của các bộ phận, phòng ban. 6

1.4. Đặc điểm một số nguồn lực của Công ty CP nhựa Bao bì Vinh. 9

1.4.1.  Đặc điểm về nguồn nhân lực. 9

1.4.2.  Đặc điểm về tài chính. 11

1.4.3.  Đặc điểm về thị trường hoạt động. 11

1.4.4. Quy trình sản xuất 12

1.4.5. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật 14

1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP nhựa Bao Bì Vinh giai đoạn 2010 - 2013. 17

PHẦN 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH.. 20

2.1. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty thời gian qua. 20

2.1.1. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.. 20

2.1.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường. 22

2.1.3. Các chiến lược Marketing - Mix. 23

2.1.4. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty thời gian qua. 27

2.2. Đánh giá thực trạng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty. 30

2.2.1. Những kết quả đạt được. 30

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 31

 
 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

1

BH

Bán hàng

2

CP

Cổ phần

3

C/C

Cung cấp

4

HĐQT

Hội đồng quản trị

5

HQ

Hàn Quốc

6

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

7

DT

Doanh thu

8

DTT

Doanh thu thuần

9

DTTBH

Doanh thu thuần bán hàng

10

ĐVT

Đơn vị tính

11

ĐL

Đài loan

12

LD

Liên doanh

13

LN

Lợi nhuận

14

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

15

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

16

SG

Sài Gòn

17

TQ

Trung Quốc

18

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

19

VBC

Tên viết tắt của Công ty CP nhựa Bao bì Vinh

20

VN

Việt Nam

 

 

 

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Trang

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1. . Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty. 6

Sơ đồ 1.2. . Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty. 13

 

Hình:

Hình 2.1. ... Minh họa điểm hòa vốn. 38

 

Bảng:

Bảng 1.1. .. Tình hình sử dụng lao động năm 2013 và kế hoạch năm 2014. 9

Bảng 1.2. .. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty. 11

Bảng 1.3. .. Danh mục các thiết bị của Công ty. 15

Bảng 1.4. .. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2010 - 2013. 18

Bảng 2.1. .. Kế hoạch sản xuất tiêu thụ trong năm 2014. 21

Bảng 2.2. .. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian. 27

Bảng 2.3. .. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng. 28

Bảng 2.4. .. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo địa bàn. 29

Bảng 2.5. .. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo loại khách hàng. 29

Bảng 2.6. .. Giá quảng cáo trên Đài tiếng nói Việt Nam. (FM 100 MHZ). 40

 

 

 

 

 

 

PHẦN MỞ ĐẦU

 

1. Lý do lựa chọn đề tài

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi mà cạnh tranh là một điều tất yếu thì tiêu thụ sản phẩm chính là khâu quan trọng để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với vai trò là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng thì tiêu thụ hàng hóa đang ngày càng khẳng định vị trí của nó trong các chính sách phát triển của các doanh nghiệp. Vì vậy thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần ðáp ứng cạnh tranh ngày càng lành mạnh, ðảm bảo cho các doanh nghiệp làm ãn có lãi và đứng vững trên thị trường.

Tiêu thụ sản phẩm là một khâu trong lưu thông hàng hóa, đồng thời nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông và thương mại. Vì vậy, nếu như hoạt động tiêu thụ sản phẩm kém sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, gây khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường và đặc biệt là làm gián đoạn quá trình lưu thông hàng hóa. Chính vì thế, để thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm thông qua các nghiệp vụ như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, tổ chức bán hàng, các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng,…

Mục tiêu cao nhất của mỗi doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường là mục tiêu lợi nhuận, nhưng để đạt được lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa và thu tiền về. Phần tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, nó thực hiện vốn giá trị hiện vật chuyển thành vốn tiền tệ thông qua việc mua bán hàng hóa trên thị trường. Chính vì thế, tất cả các doanh nghiệp cần làm tốt công tác tiêu thụ để thực hiện được mục tiêu lợi nhuận của chính doanh nghiệp mình.

Sau khi đã tích lũy đầy đủ kiến thức lý luận tại nhà trường cũng như qua thời gian thực tập, học hỏi kinh nghiệm và tìm hiểu thực tế tại Công ty CP nhựa Bao Bì Vinh em nhận thấy tầm quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm đối với đơn vị này. Chính vì thế em quyết định lựa  chọn đề  tài: “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP Nhựa Bao Bì Vinh” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.

1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

- Tìm hiểu sâu hơn về thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP Nhựa Bao Bì Vinh trong những năm gần đây thông qua các chính sách chủ yếu về giá, sản phẩm, phân phối và các chính sách về xúc tiến thương mại.

- Vận dụng những lý luận đã được học kết hợp với cơ sở thực tiễn để đánh giá, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ở công ty, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm  thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho công ty được tốt hơn.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu tổng quan về Công ty CP nhựa Bao bì Vinh.

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian qua và định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.

- Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP nhựa Bao bì Vinh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và tình hình thực tế của công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP Nhựa Bao bì Vinh.

- Phạm vi nghiên cứu:

w Không gian: Bản thân em đã tiến hành tìm hiểu thực tế ở Công ty CP Nhựa Bao bì Vinh.

w Thời gian: Từ ngày 17/02/2013 đến 13/04/2013.

w Nội dung: Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty theo thời gian, theo cơ cấu sản phẩm, theo địa bàn, theo loại khách hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm có hiêu quả.

4. Phương pháp nghiên cứu

-   Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là phương pháp thu thập số liệu và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

-  Sử dụng phương pháp phân tích thống kê kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn để nhận xét, đánh giá chính xác về thực trạng của công ty.

5. Đóng góp của đề tài

- Nghiên cứu và thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các biện pháp hiệu quả về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu thị trường và nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Đồng thời thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cũng có thể đánh giá tốt các hoạt động trước đó như: Tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng… cho đến các dịch vụ sau bán hàng.

- Trong môi trường cạnh tranh có trình độ khoa học- công nghệ tiến bộ thì công tác tiêu thụ sản phẩm là cơ sở cho doanh nghiệp hướng đến các mục tiêu của mình, do đó thực hiện tốt công tác tiêu thụ chứng tỏ rằng sản phẩm của doanh nghiệp đang được khách hàng chấp nhận và là tiêu chí lựa chọn hàng đầu của họ. Từ đó doanh nghiệp sẽ tìm được chỗ đứng của mình trong tâm trí của khách hàng mục tiêu, khẳng định vị thế trên thị trường và trước các đối thủ cạnh tranh.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 2 phần:

  • Phần 1: Tổng quan về Công ty CP Nhựa Bao Bì Vinh.
  • Phần 2: Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP Nhựa Bao Bì Vinh.

 

 

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH

 

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Nhựa Bao Bì Vinh

  • Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH
  • Tên tiếng Anh: VINH PLASTIC AND BAGS JOINT STOCK COMPANY.
  • Chủ tịch HĐQT: Phan Trí Nghĩa.
  • Giám đốc: Nguyễn Xuân Hải.
  • Tên viết tắt: VBC.
  • Vốn điều lệ: 29.999.890.000 đồng.
  • Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng.
  • Tổng số cổ phần: 2.999.989.
  • Số cổ phần được quyền chào bán: 0
  • Vốn pháp định: 6.000.000.000 đồng.
  • Địa chỉ: Số 18 Đường Phong Đình Cảng, phường Bến Thủy, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
  • Điện thoại trụ sở chính: 0383.855.524
  • Fax: 0383.856.007
  • Email: nhuabaobiVinh@yahoo.com.vn- nhuabaobiVinh@gmail.com.vn.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Mã số doanh nghiệp 2900531222, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp lần đầu vào ngày 03 tháng 01 năm 2003, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 11 tháng 10 năm 2006, đăng ký thay đổi lần 4 ngày 27 tháng 4 năm 2011.
  • Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước với hình thức sở hữu 51% vốn nhà nước còn lại là đóng góp của nhân viên trong Công ty và các đối tượng ngoài Công ty.

Ø VBC tiền thân là nhà máy Nhựa Bao bì trực thuộc Công ty Hợp tác kinh tế- Quân khu 4, được thành lập theo quyết định số 1531/QĐ/QP ngày 31 tháng 8 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Sau một thời gian xây dựng và ổn định bộ máy, đầu năm 1997 đơn vị chính thức đi vào hoạt động. Trong thời gian này các hoạt động chính của công ty là sản xuất, mua, bán các loại bao bì xi măng, bao bì PP, PE và các sản phẩm bằng nhựa, in bao bì khác.

Ø Thực hiện chủ trương của Nhà nước về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ngày 10/10/2002 Bộ Quốc Phòng phê duyệt phương án thí điểm chuyển Nhà máy Nhựa Bao bì thuộc Công ty Hợp tác kinh tế thành Công ty CP Nhựa- Bao bì Vinh theo quyết đinh số 144/2002/QĐ- BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.Công ty CP Nhựa- Bao bì Vinh đi vào hoạt động theo mô hình Công ty CP ngày 01/01/2003.

  • Ngày 04/02/2010: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã có quyết định số 66/QĐ- SGDHN về việc chấp thuận niêm yết cổ phiếu Công ty CP Nhựa- Bao bì Vinh (VBC)  tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
  • Ngày 17/03/2010: là ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu VBC trên sàn chứng khoán Hà Nội.
  • Tháng 08/201: Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng việc chính thức đưa vào  hoạt động Nhà máy sản xuất bao bì cơ sở II tại Gia Lách, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư lên tới 54 tỷ đồng.

Ø Tháng 12 năm 2002 Nhà máy thực hiện cổ phần hóa, và từ tháng 1 năm 2003 hoạt động theo loại hình Công ty cổ phần với tên gọi là “Công ty CP nhựa Bao Bì Vinh”.

Ø Qua hơn 15 năm hoạt động, hiện nay công ty đã và đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặt và trở thành Công ty sản xuất bao bì lớn nhất khu vực miền Trung với sản lượng trên 100 triệu vỏ bao mỗi năm. Sản phẩm của Công ty có mặt trên thị trường toàn quốc và đang từng bước khẳng  định vị thế trong tâm trí khách hàng.

Ø Trải qua một thời gian dài phát triển, không ngừng hoàn thiện về mọi mặt, hiện nay công ty đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh với hai cơ sở sản xuất lớn có tổng vốn đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng:

  • Cơ sở 1: Tại số 18 Đường Phong Đình Cảng, phường Bến Thủy, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
  • Cơ sở 2: Tại khu công nghiệp Gia Lách, Thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

1.2. Ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động

Theo giấy phép kinh  doanh mã số doanh nghiệp 2900531222, đăng ký lần đầu vào ngày 03 tháng 01 năm 2003, đăng kư thay đổi lần 4 ngày 27 tháng 4 năm 2011 cho phép công ty kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực sau:

  • In ấn. Chi tiết: In bao bì.
  • Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa.

Chi tiết: Sản xuất, mua bán bao bì xi măng.

  • Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
  • Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.

Chi tiết: Mua bán vật tư, nguyên liệu, thiết bị sản xuất bao bì các loại (hạt nhựa, giấy Krapf, máy móc sản xuất bao bì)

  • Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.  Chi tiết: Kinh doanh nhà ở.
  • Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng  nguyên sinh.
  • Chi tiết: Sản xuất, mua bán bao bì PP, PE và các sản phẩm bằng nhựa khác.
  • Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.

Chi tiết: Mua bán xi măng.

1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty

1.3.1. Cơ cấu tổ chức của các Phòng, ban, cơ sở, bộ phận sản xuất của công ty

 

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

 

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

 

BAN GIÁM ĐỐC, QMR

 

 

PHÒNG KẾ HOẠCH

 

 

PHÒNG KỸ THUẬT

 

PHÒNG THỊ TRƯỜNG

 

PHÒNG CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH

 

PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

 

BAN TỔ CHỨC LAO ĐỘNG

 

Cơ sở 1

 

Cơ sở 2

 

 

CÁC BỘ PHẬN SẢN XUẤT

 

CÁC BỘ PHẬN SẢN XUẤT

(Nguồn: Phòng Quản trị hành chính- Công ty CP nhựa Bao bì Vinh)

 

1.3.2.  Chức năng của các bộ phận, phòng ban

v Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty trong khuôn khổ của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

v Hội đồng quản trị: Là cơ quan do đại hội đồng cổ đông bầu ra để thay mặt cổ đông quản lý Công ty giữa các kỳ Đại hội. Hội đồng quản trị hoạt động theo các quy định đã được ghi trong điều lệ Công ty.

v Ban giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm để thực hiện các công việc điều hành Công ty nhằm đạt các mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch của Hội đồng quản trị. Ban giám đốc gồm 01 Giám đốc và 1-2 Phó giám đốc để giúp việc cho Giám đốc. Ban giám đốc hoạt đông theo phân cấp của Hội đồng quản trị và trong khuôn khổ quy định của Điều lệ Công ty và Pháp luật nhà nước.

- Giám đốc Công ty:

Giám đốc là người điều hành công việc hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của HĐQT đồng thời chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo điều lệ của Công ty CP nhựa Bao Bì Vinh.

Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ sau:

  1. Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
  2. Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của HĐQT, bao gồm việc thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt đông sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo  những thông lệ quản lý tốt nhất.
  3. Kiến nghị số lượng và các loại cán bộ quản lý mà Công ty cần thuê để HĐQT bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết nhằm áp dụng các hoạt động cũng như các cơ cấu quản lý tốt do HĐQT đè xuất, và tư vấn để HĐQT quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đông lao động của cán bộ quản lý.
  4. Tham khảo ý kiến của HĐQT để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, và các điều khoản khác liên quan đến hợp đông lao động của họ.
  5. Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty.
  6. Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty theo kế hoạch kinh doanh.

- Phó giám đốc Công ty:

 Phó giám đốc là người tham mưu, giúp việc cho Giám đốc,  đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong việc chỉ đạo từng lĩnh vực công tác được phân công.

Trong phạm vi được phân công, Phó giám đốc có nhiệm vụ:

  1. Chỉ đạo các Phòng- Ban nghiệp vụ xây dựng quy chế thuộc lĩnh vực được phân công để Giám đốc ban hành hoặc trình HĐQT xem xét ban hành.
  2. Trực tiếp chỉ đạo các Phòng- Ban chức năng, các đơn vị trực thuộc trong công ty triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được giao.
  3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các chủ trương, chính sách, luật pháp của Nhà nước và các quy chế thuộc lĩnh vực mình phụ trách đối với các Phòng- Ban, đơn vị trực thuộc, đông thời phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
  4. Để tránh trùng lặp và chồng chéo, phó giám đốc sau khi làm việc với các phòng, ban, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm báo cáo lại những  vấn đề cần thiết với Giám đốc.
  5. Khi cá các ý kiến không thống nhất trong ban Giám đốc về các vấn đề liên quan đến điều hành hoạt động của Công ty, thẩm quyền quyết định là Giám đốc Công ty, phó giám đốc có quyền bảo lưu ý kiến của mình và báo cáo lên HĐQT để xem xét.

v Các phòng ban: Là các cơ quan tham mưu giúp việc cho Giám đốc và Hội đồng quản trị theo các mảng chuyên môn, bao gồm:

  • Phòng kế hoạch:
  1. Phụ trách công tác kế hoạch sản xuất.
  2. Phụ trách công tác vật tư ( nguyên liệu, vật tư thiết bị).
  3. Phụ trách công tác công nghệ, chất lượng sản phẩm.
  4. Phụ trách công tác thống kê số liệu.
  • Phòng kỹ thuật: Phụ trách công tác lắp đặt, quản lý, bảo dưỡng, sữa chữa toàn bộ hệ thống thiết bị. hệ thống điện và xây dựng cơ bản của Công ty.
  • Phòng thị trường: Phụ trách công tác vận tải và tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản xuất ( Bao gồm cả bộ phận lái xe tải của Công ty, bốc xếp hàng xuất bán).
  • Phòng chính trị - Hành chính:

w   Phụ trách công tác chính trị - hành chính, công tác Đảng, công tác chính trị, hoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tai Công ty.

w   Phụ trách các bộ phận phục vụ tại 2 cơ sở gồm:

            + Công tác bảo vệ.

            + Công tác hậu cần.

            + Vệ sinh công nghiệp.

            + Lái xe con.

  • Phòng tài chính kế toán: Phòng tài chính là cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Giám đốc về công tác tài chính, kế toán, thống kê, tiền lương, bảo hiểm, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn Công ty
  • Ban tổ chức- lao động:

Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Ban giám đốc. Phụ trách công tác tuyển dụng đào tạo, biên chế tổ chức, bố trí sử dụng lao động, theo dõi kiểm tra ngày công, năng suất, chất lượng lao động; định mức đơn giá tiền lương. Chấm dứt hợp đồng và xử lý kỷ luật lao động.

  •  Bộ phận sản xuất: Là các bộ phận trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm của Công ty theo từng công đoạn.

+ Cơ sở I: Bố trí thành 2 bộ phận: bộ phận sợi, dệt; bộ phận tráng- tạo ống may- hoàn thiện bao PP, bao jumbo.

+ Cơ sở II: Bố trí theo ca sản xuất bao gồm tất cả các công đoạn sản xuất trong ca: sợi, dệt, tráng, Tạo ống; Gấp- May- Hoàn thiện vỏ bao xi măng các loại.

  • Các tổ sản xuất:

Được thành lập tại các bộ phận (cơ sở 1) và ở các công đoạn sẩn xuất (cơ sở 2) và có tổ trưởng kiêm nhiệm để quản lý.

1.4. Đặc điểm một số nguồn lực của Công ty CP nhựa Bao bì Vinh

1.4.1.  Đặc điểm về nguồn nhân lực

Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Cùng với công nghệ, con người giúp cho công ty đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm thiểu chi phí. VBC là một doanh nghiệp sản xuất nên có thể nói chất lượng sản phẩm của Công ty phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, cũng như kinh nghiệm của những người lao động. Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì số lượng nguồn nhân lực của Công ty cũng ngày

Luận văn liên quan