Khóa luận Nâng cao năng lực đấu thầu cho công ty cổ phần xây dựng thương mại Tân Hoàng Long

  Trải qua 20 năm tiến hành đổi mới đất nước và phát triển nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều thành tựu to lớn cho đất nước và con người Việt Nam. Bộ mặt đất nước đã thay đổi rõ rệt,đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng phát triển.Toàn cầu hóa là một xu thế được hình thành từ lâu, hiện đang phát triển mạnh và lan rộng ra hầu hết các nước trên thế giới.quá trình toàn cầu hóa kinh tế tạo cơ hội để các quốc gia có thể tận dụng và phát huy lợi thế của mình, nhằm thúc đẩy duy trì tăng trưởng bền vững , góp phần nâng cao năng lực xã hội nhờ việc phân bổ nguồn lực có hiểu quả hơn.Bên cạnh đó cần nhận thức rằng toàn cầu hó là quá trình phân chia lại thị trường thế giớ bằng phương pháp kinh tế, mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng gay gắt do thực hiện các cảm kết về mở rộng thị trường.Chính vì vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định một quốc gia sẽ là “ người hưởng lợi” hay “ kẻ chịu thiệt” trong quá trình toàn cầu hóa.như vậy thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là nội dung cần quan tâm

pdf 55 trang | Chia sẻ: admin | Ngày: 11/08/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0 download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao năng lực đấu thầu cho công ty cổ phần xây dựng thương mại Tân Hoàng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU.. 1

1. Lí do lựa chọn đề tài 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2

2.1 Mục đích nghiên cứu. 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

3.1. Đối tượng. 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu. 2

4. Phương pháp nghiên cứu. 2

5. Đóng góp của đề tài 2

6. Kết cấu của đề tài 2

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI TÂN HOÀNG LONG.. 3

1.1  Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Tân Hoàng Long. 3

1.1.1.  Lịch sử hình thành của công ty. 3

1.2. Chức năng , nhiệm vụ của công ty. 4

1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xây dựng thương mại Tân Hoàng Long. 5

1.3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức. 5

1.3.2 Chức năng,nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận phòng ban. 5

1.4 Đặc điểm một số nguồn lực: 12

1.4.1  Đặc điểm nguồn tài chính. 12

1.4.2  Đặc điểm nguồn nhân lực. 12

1.4.3 Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ. 13

1.4.4. Đặc điểm của máy móc thiết bị 15

1.4.5 Đặc điểm về thị trường hoạt động. 16

1.5 . Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Tân Hoàng Long giai đoạn 2011- 2013. 16

2.1. Thực trạng về năng lực đấu thầu của công ty. 18

2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu của công ty. 18

2.1.1.1 Nhân tố bên trong. 18

2.1.1.2 Nhân tố bên ngoài 21

2.1.2 Quy trình và nội dung của công tác dự thầu của công ty. 23

2.1.2.1 Thu thập thông tin, xem xét hồ sơ mời thầu. 23

2.1.2.2. Ra quyết định dự thầu. 23

2.1.2.3.Mua và nghiên cứu Hồ sơ mời thầu. 23

2.1.2.4. Lập Hồ sơ dự thầu. 24

2.1.2.5. Trình duyệt, hoàn thiện, photo, đóng gói và nộp hồ sơ dự thầu. 26

2.1.2.6. Thương thảo và ký kết hợp đồng. 27

2.1.2.7. Hậu đấu thầu. 27

2.2 Đánh giá thực trạng đấu thầu. 27

2.2.1 Những điểm mạnh. 27

2.2.2 Những điểm yếu trong công tác đấu thầu và nguyên nhân của các điểm yếu đó. 27

2.2.2.1 Những điểm yếu trong công tác đấu thầu. 27

2.2.2.2. Nguyên nhân của những điểm yếu trên. 30

2.3 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu của công ty cổ phần xây dựng thương mại Tân Hoàng Long. 32

2.3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển của công ty thời gian tới 32

2.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty xây dựng Tân Hoàng Long. 32

2.3.2.1 Vận dụng ma trận swot định hướng giải pháp. 32

2.3.2.2  Nâng cao năng lực tài chính của Công ty. 35

2.3.2.3 Nâng cao năng lực máy móc thiết bị của Công ty. 37

2.3.2.4 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên nói chung và cán bộ soạn thảo Hồ sơ dự thầu nói riêng. 38

2.3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường. 40

2.3.2.6.  Nâng cao hiểu quả công tác lập hồ sơ dự thầu. 41

2.3.2.7.  Xây dựng bộ phận marketing,xây dựng hình ảnh công ty. 43

2.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực đấu thầu. 43

2.4.1 Kiến nghị với cơ quan chức năng. 43

2.3.2    Kiến nghị với công ty. 45

KẾT LUẬN.. 46

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1.1. Danh mục ngành nghề : Công Ty CP  Đầu Tư Xây Dựng Thương Mại Tân Hoàng Long. 4

Bảng biểu 1.2 :Bảng tổng hợp năng lực tài chính của công ty cổ phần xây dựng  thương mại Tân Hoàng Long. 12

Bảng biểu 1.3 : Bảng tổng hợp năng lực nhân sự của công ty cổ phần xây dựng công trình 1  13

Bảng 1.4. Đặc điểm máy móc thiết bị 15

Bảng 2.1 Bảng Ma trận SWOT.. 34

 

 

 

 

PHẦN MỞ ĐẦU

 

  1. Lí do lựa chọn đề tài

  Trải qua 20 năm tiến hành đổi mới đất nước và phát triển nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều thành tựu to lớn cho đất nước và con người Việt Nam. Bộ mặt đất nước đã thay đổi rõ rệt,đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng phát triển.Toàn cầu hóa là một xu thế được hình thành từ lâu, hiện đang phát triển mạnh và lan rộng ra hầu hết các nước trên thế giới.quá trình toàn cầu hóa kinh tế tạo cơ hội để các quốc gia có thể tận dụng và phát huy lợi thế của mình, nhằm thúc đẩy duy trì tăng trưởng bền vững , góp phần nâng cao năng lực xã hội nhờ việc phân bổ nguồn lực có hiểu quả hơn.Bên cạnh đó cần nhận thức rằng toàn cầu hó là quá trình phân chia lại thị trường thế giớ bằng phương pháp kinh tế, mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng gay gắt do thực hiện các cảm kết về mở rộng thị trường.Chính vì vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định một quốc gia sẽ là “ người hưởng lợi” hay “ kẻ chịu thiệt” trong quá trình toàn cầu hóa.như vậy thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là nội dung cần quan tâm.

Xây dựng  cơ bản là một lĩnh vực công nghiệp đặc thù khác với các lĩnh vực khác,cạnh tanh giữa doanh nghiệp xây dựng diễn ra chủ yếu thông qua hình thức đấu thầu do chủ đầu tư tổ chức.Trên thế giới hình thức đấu thầu xây dựng đã được áp dụng từ lâu, ở nước ta từ khi nhà nước ban hành “ quy chế đấu thầu” thì đấu thầu xây dựng mới thực sự trở thành một lĩnh vực cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng. Mặt khác , trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều dự án có quy mô lớn,sử dụng vốn ngân sách và vốn vay của tổ chức tín dụng nước ngoài đòi hỏi phải tổ chức đấu thầu xây dựng trên cơ sở cạnh tranh. Chính vì vậy, vấn đề năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng luôn dành được sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp xây dựng.

Công ty cổ phần xây dựng thương mại Tân Hoàng Long là công ty cổ phần trên lĩnh vực xây dựng do các cổ đong góp vốn sáng lập nên.trong những năm qua công ty đã có những nỗ lực trên nhiều mặt nhằm nâng cao năng lực đấu thàu của công ty và đã dành được nhiều thành tựu quan trọng.Bên cạnh đó công ty còn tồn tại , hạn chế. Nhất là trong lĩnh vực năng lực đấu thầu xây dựng, những khó khăn về tài chính, khoa học công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm đấu thầu…đây là những trở ngại có ảnh hưởng đến sự phất triển lâu dài và bền vững của công ty. Trong bối cảnh hiện nay trước sự lớn mạnh của các doanh nghiệp xây dựng trong nước nói chung và trên địa bàn nghệ an nói riêng, sự xuất hiện của các công ty xây dựng nước ngoài, sự phất triển của khoa học công nghệ xây dựng…cho thấy rằng cạnh tranh đấu thầu xây dựng giữa các doanh nghiệp xây dựng diễn ra gay gắt.Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực đấu thầu có một vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công và phát triển của doanh nghiệp xây dựng nói chung và công ty cổ phần xây dựng thương mại Tan Hoàng Long nói riêng.xuất phát từ nhận thức trên, em đã chon đề tài “Nâng cao năng lực đấu thầu cho công ty cổ phần xây dựng thương mại Tân Hoàng Long” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình..

  1. Mục đích và nội dung nghiên cứu.

 2.1 Mục đích nghiên cứu

        Trên cơ sở lí luận và thực tiễn về công tác đấu thầu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Tân Hoàng Long   thiếu

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứ về năng lực đấu thầu của công ty xây dựng thương mại Tân Hoàng Long thông qua thực tế và các số liệu.Qua quá trình nghiên cứu tìm ra được những điểm mạnh điểm yếu cảu công ty và tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng

Nghiên cứu năng lực đấu thầu xây dựng,các nhân tố ảnh hưởng công tác đấu thầu, điểm mạnh điểm yếu cảu công ty từ các nghiên cứu đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu của doanh nghiệp.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nâng cao năng lực đấu thầu của công ty cổ phần xây dựng thương mại Tân Hoàng Long.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Về mặt lí luận: trên cơ sở vận dụng đường lối chính sách của đảng và nhà nước về phát triển khoa học kĩ thuật, phát triển xây dựng, các văn bản pháp quy về quản lí đầu tư và xây dựng.luật đấu thầu của các môn kinh tế chuyên ngành

- Phương pháp nghiên cứu: Trong qua trình nghiên cứu có sử dụng các phương pháp như điều tra, khảo sát số liệu, phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh…

     5. Đóng góp của đề tài

- Trên cơ sở nhận thức về tính cấp thiết của năng lực đấu thầu của công ty xây dựng, đề tài phân tích thực trạng năng lực đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần xây dựng thương mại Tan Hoàng Long.từ đó chỉ ra những ưu điểm, lợi thế, những tồn tại và hạn chế và nhũng vấn đề đặt ra hiện nay đối với công ty trong việc tạo lập, phát huy lợi thế năng lực của đấu thầu xây dựng.

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng , qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cảu công ty cổ phần xây dựng thương mại Tân Hoàng Long.

6. Kết cấu của đề tài

- Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng thương mại Tân hoàng long.

- Phần 2 : thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực đấu thàu tại công ty.

 

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI TÂN HOÀNG LONG

 

1.1  Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Tân Hoàng Long

1.1.1.  Lịch sử hình thành của công ty.

  Công ty cổ phần xây dựng thương mại Tân Hoàng Long thành lập ngày 10/5/2009

Mã số thuế: 2901138127

Địa chỉ trụ sở kinh doanh: nhà ông nguyễn văn thìn, khối 4 thị trấn Quán Hành,Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện năng…tư vấn giám sát, tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế, tư vấn quản lí dự án, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, các công trình xây dựng vận tải hàng hóa đường bộ, khai thác vật liệu xây dựng, khoáng sản.

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Tân Hoàng Long từ khi mới thành lập cho đến nay đã tham gia đấu thầu và xây dựng nhiều công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và khắp cả nước.Công ty khỉ mới thành lập là một công ty nhỏ văn phòng làm việc tại khối 4, thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An, số lượng công nhân ít. Đến năm 2013 trải qua bốn năm phấn đấu của cả ban hội đồng quản trị cùng toàn thể công nhân viên trong công ty đã giúp công ty phát triển mạnh mẽ và mở thêm chi nhánh văn phòng tại: xóm 8, xã Nghi Liên, thành phố Vinh,Tỉnh Nghệ An.Tại văn phòng mới công ty có đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại và có diện tích rộng đáp ứng mọi nhu cầu công việc. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Tân Hoàng Long đã mang lại việc làm chi nhiều người dân trong vùng cũng như các lao động khác.Bằng năng lực quản lí của ban giám đốc công ty và sự nỗ lực  nhiệt tình của công nhân viên trong công ty đã mang đến cho khách hàng cũng như các nhà đầu tư sự hài lòng và tin cậy đối với công ty.Công ty thành lập để huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả trong phát triển sản xuất kinh doanh về xây dựng các công trình và các lĩnh vực khác nhàm mục tiêu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và phát triển công ty.

 Bằng sự nỗ lực của mình công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Tân Hoàng Long đã khắng định được thế mạnh của một đơn vị chuyên ngành trong thi công xây dựng ngày càng được tín nhiệm của chủ đầu tư.

 

1.2. Chức năng , nhiệm vụ của công ty

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện năng…tư vấn giám sát, tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế, tư vấn quản lí dự án, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, các công trình xây dựng vận tải hàng hóa đường bộ, khai thác vật liệu xây dựng, khoáng sản.

 

Bảng 1.1. Danh mục ngành nghề : Công Ty CP  Đầu Tư Xây Dựng Thương Mại Tân Hoàng Long

 

STT

Tên

NNKD Chính

1

A0121

Trồng cây ăn quả

 

2

B08990

Khai khoáng khác chưa được phân vào đâu

 

3

C3100

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

 

4

F41000

Xây dựng nhà các loại

Ngành chính

5

F4210

Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ

 

6

F42900

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

 

7

G45200

Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

 

8

H4933

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

 

9

M70200

Hoạt động tư vấn quản lý

 

10

N79200

Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

 

 

 

(Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần)

 

 

1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xây dựng thương mại Tân Hoàng Long

1.3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức.

 

Sơ đồ 1.1.  Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Tân Hoàng Long

 

Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng Tài chính- Kế toán

Phòng kỹ thuật kế hoạch

Phòng vật tư thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

               
 

Xưởng sửa chữa

 

Đội thi công 1

 

Đội thi công 2

 

Đội thi công 3

 

 

 

(Nguồn: Phòng nhân sự)

 

 1.3.2 Chức năng,nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận phòng ban

  • Hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết ,là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần xây dựng thương mại Tân Hoàng Long.Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ đã được cụ thể hóa tại điều lệ của công ty.
  • Giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Đại hội cổ đông, trước pháp luật về việc điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết của Hội đồng cổ đông và Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Giám đốc Công ty là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty.
  • Phó Giám đốc: Giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực hiện.
  •  Phòng tài chính kế toán Công ty : có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán từ Công ty xuống đơn vị sản xuất. Theo quy chế Tài chính của Công ty.

a. Công tác nội nghiệp:  Tổ chức chứng từ ban đầu và luân chuyển chứng từ. Vận dụng sổ kế toán. Kiểm soát nội bổ và kiểm tra chéo các nghiệp vụ kinh tế. Cập nhập chi tiết chứng từ kế toán. Hạch toán chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh của năm kế hoạch và lập báo cáo.  Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán thống kê từ Công ty đến đội sản xuất.

b.  Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính quý, năm, kế hoạch trung và  dài hạn đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty. Chú ý khâu chi tiêu tiền mặt, gửi ngân hàng, thuế để có căn cứ thực hiện. Cân đối nguồn vốn để trả nợ các khoản vay, kế hoạch đầu tư cho sản xuất, đầu tư đổi mới thiết bị. Đôn đốc thanh toán dứt điểm của các đơn vị, cá nhân có quan hệ tài chính với Công ty,. Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư chiều sâu TSCĐ.

c. Công tác quản lý vốn lưu động, vốn cố định: Theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định, chi phí khấu hao cơ bản tài sản cố định  và sửa chữa lớn tài sản cố định. Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch chi tiêu tài chính và soạn thảo quy định về công tác phí. Theo dõi luân chuyển của vật tư hàng hoá, hàng tồn kho. Theo dõi luân chuyển tiền mặt, hiệu quả đầu tư. Quản lý bảo toàn và phát triển vốn.

d. Công tác thanh quyết toán: Thanh toán công trình với các chủ đầu tư và Tổng công ty. Đối chiếu công nợ với các đơn vị sản xuất và thanh quyết toán khi công trình hoàn thành, thanh toán với khách hàng. Thanh toán vay vốn, trả vốn lưu động dứt điểm với các tổ chức tín dụng đảm bảo uy tín của Công ty. Theo dõi các khoản trích nộp cấp trên, các khoản nghĩa vụ đối với Nhà nước. Quyết toán thuế. Đôn đốc, kiểm tra việc thanh quýêt toán với các đơn vị sản xuất.

Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước về công tác tài chính, Luật kế toán thống kê

- Từ chối thanh toán các khoản chi tiêu không hợp lý, hợp lệ và không hợp pháp. Không quan hệ kinh tế với các đơn vị, cá nhân khi chưa có hợp đồng kinh tế hoặc giao nhiệm vụ của Công ty.

- Từ chối giao dịch tiếp theo về tài chính đối với những đơn vị, cá nhân không chấp hành việc thanh quyết toán dứt điểm và các đơn vị không có cán bộ làm công tác thống kê ké toán.

- Không bố trí nhiệm vụ thống kê, kế toán tại các đơn vị sản xuất cũng như tại phòng Tài chính kế toán cho vợ, con, em của các lãnh đạo chủ chốt đương nhiệm.

- Chấp hành những khoản chi sai nguyên tắc tài chính khi chưa có lệnh chi của Giám đốc Công ty nhưng phải báo cáo lên Chủ tịch hội đồng quản trị và cơ quan nghiệp vụ cấp trên (phòng nghiệp vụ) để xem xét và cho ý kiến.

- Chịu mọi trách nhiệm về số liệu kế toán và các báo cáo tài chính được lập.

- Cân đối khả năng tài chính, trình Giám đốc Công ty duyệt kế hoạch tài chính cho các đơn vị.

- Phối hợp nghiệp vụ giữa các phòng, ban, đơn vị để phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Bảo quản chứng từ kế toán, đầy đủ có tính khoa học và lưu trữ theo quy định của Nhà Nước.

- cung cấp về tài chín phục vụ sản xuất kinh doanh, thanh toán công nợ và nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

- Bí mật thông tin về tài chính nhằm đảm bảo công tác bảo mật, giữ uy tín của Công ty.

- Phát hiện và đề xuất sử lý những sai phạm trong công tác quản lý tài chính từ Công ty đến đơn vị.

- Hàng quý, năm phải lập các báo cáo kế toán gửi các cơ quan quản lý Nhà nước như cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính, cục thống kê, ngân hàng… chịu trách nhiệm trước giám đốc, Hội đồng quản trị và các cơ quan quản lý Nhà nước về số liệu baó cáo kế toán.

- Từ số liệu trong báo cáo kế toán tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác quản lý tài chính và đề xuất phương án quản lý sản xuất có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn.

.- Phòng thiết bị- vật tư :

- Tham mưu với lãnh đạo Công ty về công tác đầu tư thiết bị, dây chuyền công nghệ phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

- Lập kế hoạch, phương án điều động thiết bị, xe máy và xác định tỷ lệ giao khoán cho các đơn vị, công trường phù hợp với điều kiện thực tế và quy định của Công ty.

- Lập kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ thiết bị của Công ty theo đúng định kỳ.

- Xây dựng đầy đủ hệ thống định mức giao khoán. Xây dựng quy chế hoạt động của Xưởng sửa chữa xe máy thiết bị  và tổ chức cho xưởng sửa chữa thực hiện công việc bảo dưỡng xe máy đúng định kỳ và sửa chữa phục hồi thiết bị. Giám sát mọi công tác bảo dưỡng, sửa chữa của xưởng để đảm bảo chất lượng và tiến độ.

- Quản lý toàn bộ xe máy, thiết bị bao gồm hồ sơ, lý lịch xe máy, đảm bảo ghi chép, theo dõi đúng quy định. Tổ chức và chịu trách nhiệm khám định kỳ, đảm bảo sự hoạt  động bình thường của xe máy.

- Xây dựng và ban hành định mức tiêu hao nhiên liệu và phụ tùng cho tất cả các đầu xe máy, thiết bị của Công ty. Xây dựng nội quy an toàn cho xe máy trong quá trình thi công và vận hành.

- Tổ chức học tập và nâng cao tay nghề và thi nâng bậc hàng năm cho công nhân cơ giới. Phụ trách công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật của hệ cơ khí.

- Giám sát toàn bộ công tác mua sắm phụ tùng, vật tư thiết bị đảm bảo chất lượng, giá thành. Theo dõi toàn bộ quá trình hoạt động xe máy ở các đơn vị, tổng hợp báo cáo hàng tháng theo mẫu biểu quy định.

- Đình chỉ hoạt động của xe máy khi người sử dụng không thực hiện đúng quy trình, quy phạm và vi phạm nội quy an toán

- Quy hoạch, quản lý hệ thống xưởng sữa chữavà kho tàng của Công ty.

Tất cả các xe máy, thiết bị do Phòng vật tư thiết bị quản lý, được điều động theo lệnh của Công ty, các đơn vị sản xuất và lái xe lái máy không được tự ý sử dụng khi chưa có lệnh điều động và hợp đồng của Công ty.

Công ty ưu tiên cho các đơn vị trong Công ty thuê xe máy, thiết bị. Khi nhu cầu sử dụng không hết mới giải quyết cho các đơn vị ngoài thuê để đảm bảo thu khấu hao.

Quan hệ giữa Công ty và các đơn vị sử dụng xe máy, thiết bị bằng các hợp đồng thuê xe máy. Đơn vị tự chủ động điều hành khai thác thiết bị đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Đối với đơn vị ngoài Công ty muốn thuê thiết bị phải trả tiền trước theo hợp đồng (kể cả tiền chuyên chở đi về) thì mới được nhận máy. Trường hợp hợp đồng dài ngày (từ 2 tháng trở lên) có thể nộp trước 1/2 kinh phí thuê máy nhưng khi sử dụng máy đến hết giá trị đã trả tiền thì phải thanh toán nốt toàn bộ giá trị hợp đồng, nếu không thanh toán Công ty sẽ rút máy về. Đối với các đơn vị trong nội bộ công ty tiền thuê thiết bị được trừ vào các đợt thanh toán nhưng hết tháng đơn vị phải đối chiếu và nhận nợ.

Đối với những công trình thi công tập trung, khối lượng lớn, thu khấu hao theo dự toán công trình, Công ty sẽ tập trung các loại thiết bị để thi công theo biện pháp tổ chức thi công. Phần thu khấu hao căn cứ vào chi phí máy trong thanh toán công trình, Công ty sẽ thu khấu hao sau khi đã trừ vào kinh phí của đơn vị phần chi phí nhiên liệu, lương thợ máy, sửa chữa..

Đơn giá ca xe máy: Công ty sẽ căn cứ vào giá trị còn lại của thiết bị, giá ca xe máy theo quy định của Nhà nước và giá cả xe máy thực tế trên thị trường để tính toán, định giá cho phù hợp. Công ty sẽ ban hành giá ca xe máy cho từng loại thiết bị cụ thể.

Mua sắm, quản lý khai thác vật tư.

- Công ty sẽ cung cấp vật tư chính cho đơn vị thi công tại công trình theo kế hoạch, Phòng vật tư thiết bị phải chủ động tìm kiếm nguồn hàng, tham mưu cho Giám đốc đấu thầu hoặc chọn nhà cung cấp đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại, giá thành thấp và đúng thời gian theo quy chế mua sắm vật tư thiết bị. Đơn vị thi công có thể được giao mua sắm vật tư thi công phụ nhưng phải có kế hoạch cụ thể được Công ty duyệt. Khi mua hàng phải có hợp đồng hoặc hoá đơn, chứng từ hợp lý. Hàng hoá phải đúng chủng loại đảm bảo chất lượng, số lượng, thời gian để đáp ứng tất cả các yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

- Hàng hoá nhập kho, xuất kho phải được đảm bảo đầy đủ các thủ tục theo quy định của ngành vật tư.

- Kho tàng phải đúng quy định, đảm bảo an toàn về cháy, nổ, đủ điều kiện bảo quản chất lượng và số lượng hàng.

- Các đơn vị hoặc cá nhân đến nhận hàng phải làm đầy đủ các thủ tục hành chính, chấp hành nội quy kho tàng.

- Quy định việc quản lý, cấp phát vật tư cho các công trình Công ty quản lý.

- Dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất, phòng thiết bị-vật tư lập kế hoạch mua sắm và cấp phát vật tư chủ yếu theo tiến độ, thống nhất với đơn vị báo cáo Giám đốc Công ty duyệt.

- Trong quá trình tổ chức thi công do khối lượng phát sinh hoặc thay đổi thiết kế, đơn vị phải cùng các phòng nghiệp vụ lập văn bản báo cáo trình lãnh đạo để lập kế hoạch mua sắm, cấp phát bổ sung.

- Hàng tháng phải báo cáo sử dụng vật tư, kết thúc công trình phải làm quyết toán ngay. Vật tư cấp phát cho công trình nào phải quyết toán cho đúng công trình đó.

- Quy định với các công trình Công ty khoán cho đơn vị

.- Phòng kĩ thuật- kế hoạch:

- Quản lý hồ sơ: phòng kỹ thuật công nghệ chịu trách nhiệm quản lý các hồ sơ thiết kế của các công trình gồm:

+ Hồ sơ thiết kế

+ Các văn bản quy định kỹ thuật của từng dự án

+ Các văn bản ẩn dấu công trình sau khi đã được các cơ quan chức năng chấp nhận (thông qua đơn vị thi công)

+ Các văn bản có liên quan đến công tác kỹ thuật và chất lượng của công trình

+ Giao hồ sơ (bản sao) mặt bằng, hệ thống cọc mốc cho các đơn vị được công ty giao nhiệm vụ thi công. Kết hợp cùng đơn vị thi công lập hồ sơ hoàn công, trình với chủ đầu tư để nghiệm thu bàn giao công trình.

+ Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị nghiệm thu chuyển giai đoạn và lập hồ sơ hoàn công công trình.

+ Trình dyệt khối lượng cuối cùng và hồ sơ hoàn công công trình lên chủ đầu tư.

-Quản lý chất lượng: Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát và quản lý chất lượng các công trình công ty thi công. Hướng dẫn, phổ biến cho các đơn vị thi công chấp hành đúng các quy trình, quy phạm hoặc quy định kỹ thuật đối với các công trình mà đơn vị thi công. Cử cán bộ thường xuyên giám sát công trình.

a. Thực hiện việc kiểm tra chất lượng bằng những thí nghiệm đơn giản tại hiện trường hoặc trong phòng thí nghiệm mà công ty có. Quá trình quản lý và giám sát chất lượng phải được phản ánh thường xuyên vào nhật ký công trình. Công tác quản lý chất lượng phải được thường xuyên theo dõi và báo cáo lãnh đạo công ty thông qua các hội nghị giao ban hoặc bằng văn bản nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

b. Phối hợp cùng đơn vị thi công đề xuất những giải pháp kỹ thuật với tư vấn giám sáthoặc chủ công trình trong trường hợp công trình có những vấn đề liên quan đến chất lượng hoặc các giải pháp thi công. Đối với công trình có vi phạm lớn đến yêu cầu chất lượng kỹ thuật, phòng kỹ thuật có trách nhiệm lập biên bản và bàn biện pháp xử lý với đơn vị thi công.

c. Công tác quản lý chất lượng của từng công trình phải được tập hợp và lưu trữ theo chế độ quy định của Nhà nước để phục vụ cho công tác lập hồ sơ hoàn công.

- Công tác nghiệm thu thanh toán:

 Đối với chủ đầu tư:

- Quản lý khối lượng theohồ sơ thiết kế, khối lượng phát sinh và không được A chấp thuận, khối lượng đơn vị thực tế thi công. Việc quản lsy khối lượng phải được thống kê theo dõi thường xuyên theo từng hạng mục công việc, thời gian thi công, hàng thnág phải tập hợp báo cáo và lưu trữ.

- Trong quá trình nghiệm thu thanh toán, phòng Kỹ thuật có trách nhiệm phối hợp cùng đơn vị thi công tổ chức việc nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo thời gian định kỳ hoặc theo hạng mục công việc tới Tư vấn giám sát.

- Khi công trình hoàn thành, Phòng kỹ thuật có trách nhiệm cùng với Phòng kế hoạch kinh doanh và đơn vị thi công quyết toán khối lượng hoàn thành với A để làm cơ sở cho Công ty quyết toán kinh phí với chủ đầu tư.

- Phòng kỹ thuật có trách nhiệm cùng với đơn vị thi công bàn giao công trình đưa vào sử dụng và theo dõi diễn biến về chất lượng của công trình trong thời gian bảo hành.

.-Công tác thí nghiệm và khảo sát

- Công tác khảo sát chủ yếu của phòng kỹ thuật là khảo sát phục vụ thi công  bao gồm:

+ nhận tuyến, kiểm tra hệ thống cọc mốc trước khi thi công

+ Khôi phục, bàn giao tuyến cho đơn vị thi công

+ Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật theo thiết kế của công trình trong quá trình thi công

- Công tác hướng dẫn quy trình quy phạm, công nghệ mới và sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

Phòng kỹ thuật là thường trực của hội đồng sáng kiến cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới. Có trách nhiệm nghiên cứu hướng dẫn và thông báo đến các đơn vị thi công những quy trình, quy phạm mới hoặc những chỉ thị, thay đổi về công tác kỹ thuật của các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên. Nghiên cứu và hướng dẫn các đơn vị thi công áp dụng các công nghệ mới. Hàng quý, hàng năm có trách nhiệm tổng kết rút kinh nghiệm, phổ biến công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong Công ty và báo cáo Tổng công ty.

Luận văn liên quan