Khóa luận Xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Bến Thủy
Cùng với sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây bên cạnh các mối quan tâm về vấn đề liên quan để sự phát triển kinh tế một cách có hiệu quả nhất thì cũng có một vấn đề đang được các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp hết sức quan tâm, đây là một vấn đề hết sức rộng rãi và là tài sản vô hình quý giá của mỗi doanh nghiệp, và đó chính là văn hóa kinh doanh. Trước đó nhiều người vẫn coi văn hóa là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế, phụ thuộc vào kinh tế, và luôn dành cho nó sự quan tâm sau cùng, nghĩa là chỉ khi nào phát triển được kinh tế ổn định thì khi đó mới chăm lo được cho văn hóa, tuy nhiên điều này hoàn toàn là sai lầm. Văn hóa là một khái niệm rộng lớn có tầm bao quát đến mọi mặt cuộc sống của một con người, nó chính là vẻ đẹp của nhân tính, vẻ đẹp của tri thức trí tuệ mà con người có thể đạt được nhờ quá trình tu dưỡng của bản thân, là cái đúng cái đẹp, là phẩm chất đạo đức trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, môi trường xã hội để nhằm hoàn thiện bản thân, vậy nên bỏ qua nó là một điều vô cùng đáng tiếc. Nó là tiền đề, là sự kết hợp hoàn hảo với việc phát triển kinh tế thế nên văn hóa là rất quan trọng. Nhưng đôi khi nói thì dễ nhưng để thực hiện nó lại rất khó, vậy làm sao ta có thể đưa văn hóa vào hoạt động kinh doanh và ngược lại là đưa các nhân tố kinh doanh hòa hợp với văn hóa là một quá trình rất nan giải.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây bên cạnh các mối quan tâm về vấn đề liên quan để sự phát triển kinh tế một cách có hiệu quả nhất thì cũng có một vấn đề đang được các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp hết sức quan tâm, đây là một vấn đề hết sức rộng rãi và là tài sản vô hình quý giá của mỗi doanh nghiệp, và đó chính là văn hóa kinh doanh. Trước đó nhiều người vẫn coi văn hóa là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế, phụ thuộc vào kinh tế, và luôn dành cho nó sự quan tâm sau cùng, nghĩa là chỉ khi nào phát triển được kinh tế ổn định thì khi đó mới chăm lo được cho văn hóa, tuy nhiên điều này hoàn toàn là sai lầm. Văn hóa là một khái niệm rộng lớn có tầm bao quát đến mọi mặt cuộc sống của một con người, nó chính là vẻ đẹp của nhân tính, vẻ đẹp của tri thức trí tuệ mà con người có thể đạt được nhờ quá trình tu dưỡng của bản thân, là cái đúng cái đẹp, là phẩm chất đạo đức trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, môi trường xã hội để nhằm hoàn thiện bản thân, vậy nên bỏ qua nó là một điều vô cùng đáng tiếc. Nó là tiền đề, là sự kết hợp hoàn hảo với việc phát triển kinh tế thế nên văn hóa là rất quan trọng. Nhưng đôi khi nói thì dễ nhưng để thực hiện nó lại rất khó, vậy làm sao ta có thể đưa văn hóa vào hoạt động kinh doanh và ngược lại là đưa các nhân tố kinh doanh hòa hợp với văn hóa là một quá trình rất nan giải.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì văn hóa kinh doanh lại vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường với các doanh nghiệ khác, và ngân hàng cũng không ngoại lệ. Nhất là một ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Bến Thủy nói riêng, vậy nên em quyết định chọn đề tài ‘’ Xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Bến Thủy ‘’ làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài xây dựng nhằm mục đích nghiên cứu, thu thập, phân tích và đánh giá thực trạng việc xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- chi nhánh Bến Thủy.
- Có nhiệm vụ đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tương nghiên cứu : là yếu tố, vấn đề đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp về việc xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Bến Thủy.
- Phạm vi nghiên cứu : tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Bến Thủy từ năm 2011-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phân tích kinh tế.
Phương pháp nguồn thông tin thứ cấp, sơ cấp để điều tra về văn hóa kinh doanh tại ngân hàng, và việc xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh giai đoạn 2011-2013.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có hai phần :
Phần 1 : Tổng quan về ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Thủy
Phần 2 : Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Bến Thủy.
PHẦN 1.
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN THỦY
-
- Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng công thương Bến Thủy
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bến Thủy gọi tắt là Ngân hàng công thương Bến Thủy được tách ra ngày 01/01/1995 từ Ngân hàng công thương Nghệ An trực thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam, nằm tại Quốc lộ 1A – 229 đường Lê Duẩn thành phố Vinh tỉnh Nghệ An.
Theo điều lệ của Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng công thương Bến Thủy được ủy quền tự chủ trong kinh doanh, được thực hiện các hợp đồng kinh doanh trong phạm vi ủy quền, có con dấu và được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng công thương Bến Thủy là một trong số các ngân hàng hoạt động kinh doanh tiền tệ trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và thành phố Vinh nói riêng, ban đầu hình thành ngân hàng vẫn còn non yếu trong bối cảnh chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bước đầu hoạt động ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, vì môi trường tiền tệ vốn là con dao hai lưỡi vừa đem lại lợi nhuận cao vừa có nguy cơ phá sản tiềm ẩn, hơn nữa môi trường pháp luật vẫn chưa đồng bộ, các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng chưa trang bị đầu đủ kiến thức và chuyên môn cho công tác huy động vốn, và đầu tư cho vay. Ngân hàng còn phải đương đầu với các thử thách trong hoạt động kinh doanh của mình như thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất lạc hậu, và hơn hết Ngân hàng lúc đó còn nằm ở địa bàn hoạt động không mấy thuận lợi, dân cư chủ yếu là công nhân, buôn bán nhỏ, thu nhập không cao.
Mặc dù sự khởi đầu của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nhưng qua thời gian Ngân hàng công thương Bến Thủy với sự nổ lực phấn đấu của các nhà lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên đã thực sự phát triển và vươn lên đứng vững trong thị trường kinh doanh tiền tệ, xác lập được hướng kinh doanh vững chắc, chiếm lĩnh được thị trường kinh doanh và đầu tư lớn ở tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận, vai trò của ngân hàng đóng góp cho tỉnh là rất lớn, NHCT Bến Thủy đã cung cấp đầy đủ nhu cầu về vốn, và các dịch vụ tiện ích nhằm phục vụ nhu cầu của mọi người, thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh Nghệ An nói chung và Thành phố Vinh nói riêng.
Không dừng lại ở đó, NHCT Bến Thủy ngày càng phát huy, củng cố thế mạnh của mình hơn. Ngân hàng đã không ngừng cố gắng, luôn tìm ra các hướng đi và phương pháp tốt nhất để nhằm đứng vững, và tạo lợi thế cạnh tranh được với các ngân hàng còn lại để vững bước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
-
- Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng công thương Bến Thủy
1.2.1 Chức năng của ngân hàng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, và Ngân hàng công thương Bến Thủy cũng vậy. Ngân hàng đóng vai trò là cầu nối giữa những người thừa vốn và những người có nhu cầu về vốn, với chức năng nay ngân hàng đóng vai trò vừa là người cho vay vừa là người đi vay.
Chức năng tạo tiền, tạo tiền là một chức năng quan trọng phản ánh rõ bản chất của ngân hàng, với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cũng như là sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Với chức năng này, hệ thống ngân hàng công thương Bến Thủy đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
Chức năng thứ ba, là chức năng trung gian thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…Tùy theo nhu cầu của khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
-
-
- Nhiệm vụ của ngân hàng
-
- Huy động vốn :
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn. Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ... Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
- Cho vay, đầu tư :
Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
Tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài
Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế
Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
- Bảo lãnh :
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh thanh toán.
- Thanh toán và Tài trợ thương mại :
Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection), Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
Chuyển tiền trong nước và quốc tế
Chuyển tiền nhanh Western Union
Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM
Chi trả Kiều hối…
- Ngân quỹ :
Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)
Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
Cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.
- Thẻ và ngân hàng điện tử :
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)
Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
- Hoạt động khác:
Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
Tư vấn đầu tư và tài chính
Cho thuê tài chính
Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán
Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, VietinBank luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực: Phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, phát triển kênh phân phối.
-
- . Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng công thương Bến Thủy
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của NHCT Bến Thủy.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT Bến Thủy
Giám đốc
|
Phó giám đốc |
Phó giám đốc |
Phòng kiểm soát nội bộ
|
Phòng giao dịch |
Tổ quản lý rủi ro |
Tổ thông tin điện toán |
Phòng kế toán |
Phòng tiền tệ kho quỹ |
Phòng tổ chức hành chính |
Phòng khách hàng doanh nghiệp |
Phòng khách hàng cá nhân |
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của chi nhánh )
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc : gồm 1 giám đốc, và 2 phó giám đốc.
Giám đốc :
- Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh của ngân hàng, giám sát kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của phòng ban thông qua phó giám đốc.
- Chịu trách nhiệm về các hoạt động của ngân hàng cấp trên, và pháp luật hiện hành.
- Đề xuất các chiến lược, biện pháp, đưa ra các chủ trương, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
- Phê duyệt tất cả các quyết định trong nội bộ ngân hàng và ký các hợp đồng quan trọng.
- Quyết định về các việc chi tiêu ngân sách tài chính của các đơn vị phòng ban, và cho ngân hàng phát triển theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Phó giám đốc :
- Trợ giúp cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của ngân hàng.
- Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động của ngân hàng.
- Tổ chức điều hành, thực hiện hoàn thành kế hoạch của ngân hàng để nhằm thu về lợi nhuận cao nhất.
- Nhận tiêu chí về kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.
Các phòng ban :
1. Phòng khách hàng cá nhân
- Thực hiện chăm sóc, tiếp thị tư vấn cho khách hàng của ngân hàng về các sản phẩm, dịch vụ, nắm bắt nhu cầu và đề xuất ý kiến về sử dụng dịch vụ ngân hàng của các khách hàng.
- Nghiên cứu, đề xuất định hướng quan hệ khách hàng trong từng giai đoạn.
- Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, hiệu quả của từng sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng, phản hồi của khách hàng và của chi nhánh về sản phẩm dịch vụ được cung cấp, đề xuất phương án cải tiến, nâng cao chất lượng hiệu quả nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Tham gia xây dựng chính sách khách hàng và kế hoạch phát triển thị trường, phát triển sản phẩm mới, hỗ trợ xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ; cơ chế, chính sách tín dụng đối với khách hàng.
- Tham gia nghiên cứu, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ, chính sách khách hàng cá nhân trong từng thời kỳ.
2. Phòng khách hàng doanh nghiệp
- Tham gia nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển thị trường sản phẩm dịch vụ, chính sách khách hàng đối với ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Quản lý và phát triển nguồn khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng, chủ động xây dựng và triển khai các chương trình chăm sóc KH, trực tiếp tư vấn, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho KHDN.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu, thị phần, khả năng cạnh tranh, chất lượng các sản phẩm tín dụng, huy động vốn và các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện đang cung ứng cho đối tượng KHDN, đề xuất phương án cải tiến, sửa đổi, hoàn thiện.
- Triển khai việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của các chi nhánh
- Đề xuất ý tưởng, hỗ trợ xây dựng phương án để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ mới .
- Thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng, đầu tư đối với loại hình KHDN.
Thực hiện các công việc liên quan đến công tác Quản lý rủi ro tín dụng.
3. Phòng kế toán