Luận văn Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam

Án lệ chính thức được thừa nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam là bước ngoặt lớn, đánh dấu sự đột phá trong quá trình cải cách tư pháp. Từ những định hướng về cải cách tư pháp trong các Nghị quyết của Đảng, những quy định của Hiến pháp và pháp luật, TANDTC đã và đang tích cực xây dựng các đề án, triển khai thực hiện một cách khẩn trương, quyết liệt, cho ra đời những án lệ nói chung, án lệ hình sự nói riêng, phục vụ cải cách tư pháp, nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ công lý, hướng tới xây dựng Tòa án thân thiện, gần dân, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân và xã hội trong giai đoạn mới.

pdf 106 trang | Chia sẻ: admin | Ngày: 15/08/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0 download
Bạn đang xem trước 24 trang tài liệu Luận văn Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Án lệ chính thức được thừa nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam là bước ngoặt lớn, đánh dấu sự đột phá trong quá trình cải cách tư pháp. Từ những định hướng về cải cách tư pháp trong các Nghị quyết của Đảng, những quy định của Hiến pháp và pháp luật, TANDTC đã và đang tích cực xây dựng các đề án, triển khai thực hiện một cách khẩn trương, quyết liệt, cho ra đời những án lệ nói chung, án lệ hình sự nói riêng, phục vụ cải cách tư pháp, nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ công lý, hướng tới xây dựng Tòa án thân thiện, gần dân, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân và xã hội trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, số lượng án lệ hình sự hiện nay còn quá ít. Nguyên nhân chính là do quá trình xây dựng, quy trình tuyển chọn hiện chưa hợp lý, thiếu các tiêu chí riêng biệt, việc áp dụng cũng chưa quy định rõ ràng, dứt khoát. Nhiều vấn đề, nội dung liên quan đến án lệ hình sự chưa được nghiên cứu, làm rõ. Chẳng hạn như chưa đưa ra được khái niệm án lệ hình sự, bản chất của án lệ hình sự? mối quan hệ giữa án lệ hình sự với các loại án lệ khác? Trong phạm vi bài viết tác giả đưa ra những quan điểm lảm rõ một số nội dung trên và đề xuất sự cần thiết phải ban hành quy định riêng về lựa chọn án lệ hình sự.

1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của án lệ hình sự

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “án lệ” được hiểu là: “quyết định hoặc bản án của tòa cấp trên có giá trị bắt buộc đối với tòa cấp dưới; tòa phá án cũng phải tôn trọng quyết định trước đó của bản thân mình”[1]

Từ điển Luật học, tái bản lần thứ 4, xuất bản tại Anh quan niệm “án lệ” là: “Bản án đã tuyên hoặc một sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như một tiền lệ làm cơ sở để các Thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự” [2]

Trong Từ điển pháp luật Anh - Việt thì khái niệm “precedent” hay tiền lệ được hiểu như sau: “Lời phán quyết của Tòa án, thông thường được ghi lại trong tập san án lệ (law report) và sử dụng như một quyền để đưa ra quyết định tương tự trong các vụ án tiếp theo”[3]

Ở Anh án lệ được định nghĩa là “bản án hoặc quyết định được nêu ra để chứng minh cho một quyết định trong một vụ việc gần tương tự sau đó” thì ở Mỹ, án lệ được định nghĩa là “một quyết định xét xử mà ở đó tạo ra một quy tắc với vai trò là điểm quy chiếu để quyết định những vụ án sau này có cùng tình tiết hoặc vấn đề pháp lý” [4]

Đối với quốc gia thuộc hệ thống thông luật, tuy còn có những quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất cho rằng:

“(1) Án lệ là những quyết định (đã được tuyên bởi Tòa án) có quyền uy bởi vì nó được quyết định và giải quyết bởi Thẩm phán, và nó có vị trí trong sự nhận thức thực tiễn pháp luật.

(2) Án lệ không phải là các quy phạm pháp luật nhưng án lệ làm sáng tỏ những câu hỏi về pháp luật. Án lệ đóng vai trò như là phương tiện để Thẩm phán giải quyết vụ việc trong các vụ việc xảy ra sau nó. Những Thẩm phán có thể dựa vào các án lệ trước đây để đưa ra lý do cho quyết định trong vụ việc hiện thời”[5]

Đối với các quốc gia theo truyền thống dân luật, án lệ được hiểu là: Bản án, quyết định của Tòa án đối với một vụ việc cụ thể; Án lệ không được tạo ra ngoài những tình huống, sự kiện có thực của một vụ án; Án lệ chỉ được tạo ra bởi các Tòa án cấp cao trong hệ thống Tòa án; Án lệ của Tòa án tối cao sẽ có giá trị hiệu lực cao nhất và có ảnh hưởng tới mọi tòa cấp dưới; Chỉ những bản án, quyết định của Tòa án cấp cao nhất có chứa đựng những giải pháp pháp luật, những câu hỏi phức tạp về pháp luật đã được giải đáp trong một bản án, quyết định Tòa án cụ thể trong một vụ việc cụ thể mới được coi là án lệ. Án lệ được coi là nguồn luật bổ trợ có giá trị tham khảo cho các Thẩm phán áp dụng pháp luật thống nhất. Trong mối quan hệ với luật do cơ quan lập pháp ban hành thì án lệ có hiệu lực thấp hơn. Án lệ có thể bị bãi bỏ bởi luật do cơ quan lập pháp ban hành và có thể bị bãi bỏ bởi chính Tòa án đã ban hành ra án lệ [6]