Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng quốc tế tại Việt Nam”
Bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao dịch thương mại hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước. Bảo lãnh ngân hàng là một trong những hoạt động chủ chốt của các ngân hàng thương mại, đem lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia và toàn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói chung và bảo lãnh quốc tế nói riêng, đang có những bước chuyển mình để đón nhận những cơ hội phát triển mới và đảm bảo sự phù hợp với xu hướng quốc tế.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên bảo lãnh ngân hàng được quy định trong Quyết định số 192/NH- QĐ ngày 17/09/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về bảo lãnh, tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài.
Dưới sự kế thừa những quy định pháp luật hiện hành và tiếp thu sự phát triển của hệ thống thông lệ, tập quán quốc tế, pháp luật cho hoạt động bảo lãnh quốc tế đã dần được hoàn thiện và tạo thành khung pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động bảo lãnh quốc tế hiện nay vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn bởi những quy định pháp luật liên quan còn chồng chéo, tồn tại nhiều bất cập và chưa phát huy được hiệu quả trong áp dụng.
Trong hoạt động bảo lãnh quốc tế, pháp luật là cơ sở để các TCTD xây dựng phương hướng, quy trình và chiến lược phát triển. Đồng thời, pháp luật là công cụ để quản lý, giữ cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng luôn nằm trong khuôn khổ, đảm bảo tính an toàn và lành mạnh cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng quốc tế ở Việt Nam” nhằm tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng có yếu tố nước ngoài và thực trạng áp dụng những quy định này trong hoạt động của các NHTM ở Việt Nam. Bằng việc phân tích những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại của pháp luật về bảo lãnh quốc tế, tác giả xây dựng phương hướng và một số giải pháp đối với các cơ quan quản lý, các chủ thể tham gia để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh quốc tế.
Luận văn được hoàn thành dựa trên nguồn tài liệu từ các văn bản pháp lý trong nước và quốc tế, số liệu về tình hình thực hiện bảo lãnh từ báo cáo tài chính và một số tài liệu nội bộ của các NHTM và các báo cáo của NHNN cùng các thông tin được tổng hợp từ thực tiễn. Mục tiêu hàng đầu của luận văn là làm rõ được nội dung của các quy định pháp luật về bảo lãnh quốc tế được áp dụng ở Việt Nam hiện nay.
Qua các phân tích, đánh giá những mặt thành công và hạn chế trong áp dụng pháp luật, tác giả đưa ra những đề xuất và khuyến nghị cần thiết cho mỗi chủ thể để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo lãnh quốc tế trong thời gian tới. Nội dung nghiên cứu chi tiết được tác giả trình bày ở các phần tiếp theo của luận văn.
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................v
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN
HÀNG VÀ BẢO LÃNH QUỐC TẾ........................................................................8
1.1. Những lý luận chung về bảo lãnh ngân hàng .................................................8
1.1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng.......................................................................8
1.1.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng ...............................................................10
1.1.3. Phân loại bảo lãnh ngân hàng......................................................................12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng.....................15
1.1.5. Các rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng..........................................17
1.2. Những lý luận về hoạt động bảo lãnh quốc tế..............................................20
1.2.1. Khái niệm bảo lãnh quốc tế ..........................................................................20
1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh quốc tế .....................................................................21
1.2.3. Chức năng của bảo lãnh quốc tế..................................................................24
1.2.4. Vai trò của bảo lãnh quốc tế .........................................................................25
1.2.5. Phân loại bảo lãnh quốc tế............................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHO HOẠT ĐỘNG
BẢO LÃNH QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY....................................................................................................31
2.1. Tình hình hoạt động bảo lãnh quốc tế tại các ngân hàng thương mại ở
Việt Nam Việt Nam.................................................................................................31
2.1.1. Sự đa dạng hoá trong sản phẩm, dịch vụ.....................................................31
2.1.2. Sự tăng trưởng trong doanh số và doanh thu từ phí ..................................34
2.2. Thực trạng pháp luật cho hoạt động hoạt động bảo lãnh quốc tế tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay ..........................................................36
2.2.1. Hệ thống pháp luật hiện hành cho hoạt động bảo lãnh quốc tế.................36
2.2.2. Nội dung pháp luật về hoạt động bảo lãnh quốc tế tại Việt Nam hiện nay 40
iv
2.3. Đánh giá về thực trạng pháp luật về hoạt động bảo lãnh quốc tế tại Việt
Nam hiện nay...........................................................................................................55
2.3.1. Những kết quả đạt được ...............................................................................55
2.3.2. Những bất cập trong hệ thống pháp luật về hoạt động bảo lãnh quốc tế tại
Việt Nam hiện nay ...................................................................................................56
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT CHO HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH QUỐC TẾ TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM....................................................63
3.1. Phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động bảo lãnh
quốc tế tại các NHTM ở Việt Nam .......................................................................63
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật phải phù hợp chủ trương của Đảng và Nhà nước .63
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng phải phù hợp với
xu hướng hội nhập quốc tế.....................................................................................65
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật cho hoạt động bảo lãnh quốc tế phải dựa trên
nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, khả thi và thống nhất của hệ thống pháp luật
..................................................................................................................................66
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh quốc tế cần phải giải quyết được những
bất cập của pháp luật hiện hành ............................................................................67
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động bảo lãnh quốc tế
tại các NHTM ở Việt Nam .....................................................................................69
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về bảo lãnh quốc tế............69
3.2.2. Quy định một chuẩn mực chung về mẫu bảo lãnh......................................73
3.2.3. Nâng cao vai trò quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước ....75
3.2.4. Nâng cao kiến thức pháp luật cho các chủ thể trong hoạt động bảo lãnh
quốc tế ......................................................................................................................78
KẾT LUẬN..............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................85
PHỤ LỤC.................................................................................................................89