Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân”

Đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ “Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân)” đã trình bày những lý luận cơ bản về Ngân hàng Thương mại (NHTM), vai trò của NHTM trong nền kinh tế, về Tín dụng và vai trò của tín dụng trong hoạt động của NHTM. Tác giả cũng trình bày về chất lượng hoạt động tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng theo những phân tích cụ thể và những quan sát thực tiễn.

Tác giả đã tập trung làm rõ vấn đề về thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Vietcombank Thanh Xuân, trong đó đã phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2018 - 2020, từ đó đưa ra những đánh giá chung nhất về những gì đã đạt được và những hạn chế trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Vietcombank Thanh Xuân.

Từ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại VCB Thanh Xuân, bám sát dự báo kinh kế, định hướng phát triển kinh doanh của VCB Trụ sở chính, cũng như định hướng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ban lãnh đạo chi nhánh, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng gắn liền với thực tiễn. Đồng thời, tác giả đưa ra một số kiến nghị với các Bộ/Ban ngành Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nhằm hiện thực hóa những giải pháp đã đưa ra.

pdf 93 trang | Chia sẻ: admin | Ngày: 21/08/2022 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0 download
Bạn đang xem trước 30 trang tài liệu Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

TÓM TẮT LUẬN VĂN..........................................................................................10
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................11
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................11
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu ......................................................................12
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn..................................................................14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................14
4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................14
4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................14
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ....................15
6. Kết cấu của luận văn........................................................................................15
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.........................................................16
1.1. Tín dụng và vai trò tín dụng của Ngân hàng Thương mại.........................16
1.1.1. Khái niệm NHTM.......................................................................16
1.1.2. Vai trò của NHTM.....................................................................16
1.1.3. Hoạt động tín dụng của NHTM................................................17
1.1.4. Vai trò của hoạt động tín dụng trong NHTM. .........................22
1.2. Chất lượng tín dụng của NHTM...................................................................24
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng của NHTM.............................24
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM
26

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM .32
1.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng:.............................................33
1.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng vay vốn...............................35
1.3.3. Nhân tố môi trường kinh doanh...............................................37

8

1.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại các NHTM
38
1.4.1. Kinh nghiệm từ các NHTM trong nước...................................38
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho VCB Thanh Xuân...........................40
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
THANH XUÂN........................................................................................................42
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh
Thanh Xuân .............................................................................................................42
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................42
2.1.2. Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh VCB Thanh Xuân ...........45
2.1.3. Các quy định trong hoạt động tín dụng tại VCB Thanh Xuân

48

2.1.4. Chính sách tín dụng ..................................................................48
2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại VCB Thanh Xuân ............57
2.2.1. Quy mô vốn tín dụng của VCB Thanh Xuân...........................57
2.2.2. Cơ cấu vốn tín dụng ..................................................................59
2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu hồi nợ............................64
2.2.4. Nợ xấu và dự phòng rủi ro........................................................65
2.2.5. Thu nhập từ hoạt động tín dụng...............................................67
2.2.6. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)............................................68
2.3. Đánh giá chung về chất lượng hoạt động tín dụng tại VCB Thanh Xuân69
2.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................70
2.3.2. Những hạn chế ..........................................................................71
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................72

9

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH THANH XUÂN........................................................................................77
3.1. Định hướng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Vietcombank
Thanh Xuân .............................................................................................................77
3.1.1. Dự báo bối cảnh kinh tế thời gian tới.......................................77
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của
Vietcombank Thanh Xuân .......................................................................78
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Vietcombank Thanh
Xuân..........................................................................................................................79
3.2.1. Tăng trưởng tín dụng tập trung, có chọn lọc ...........................79
3.2.2. Ban hành chính sách tín dụng linh hoạt, thích ứng ...............80
3.2.3. Nâng cao hiệu quả công cụ chấm điểm xếp hạng tín dụng, cảnh
báo nợ sớm ................................................................................................80
3.2.4. Xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu.............................................81
3.2.5. Tiết giảm tối đa chi phí không cần thiết...................................81
3.2.6. Nâng cao chất lượng nhân sự...................................................81
3.3. Các kiến nghị...................................................................................................83
3.3.1. Về phía Nhà nước và các Bộ, ngành........................................83
3.3.2. Đối với NHNN ...........................................................................84
3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương...............................86
KẾT LUẬN..............................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................91

Tổng quan về đề tài nghiên cứu
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Liên về “Nâng cao chất lượng tín
dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
– Chi nhánh Ba Đình”, Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội, 2020: Luận văn đã trình
bày cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng, cụ thể là tín dụng cho vay đối tượng khách
hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank chi nhánh Ba Đình. Luận văn cũng
đã phân tích thực trạng chất lượng tín dụng cho vay đối với khách hàng này trong giai
đoạn 2017 – 2019, thông qua các tiêu chí đánh giá cụ thể và đầy đủ. Đồng thời luận
văn cũng đã đưa ra những dự báo về kinh tế thế giới và trong nước, dự báo về hoạt
động kinh doanh và nhu cầu tín dụng cho vay của đối tượng khách hàng này. Từ đó,
tác giả đưa ra một số giải pháp phù hợp với định hướng kinh doanh và định hướng
nâng cao chất lượng tín dụng cho vay như: Hoàn thiện chính sách cho vay đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ; Hoàn thiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ;
Nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin tín dụng; Hoàn thiện công tác kiểm
tra, kiểm soát hoạt động cho vay; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy về “Nâng cao chất lượng

13

tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
tỉnh Quảng Bình”, Trường Đại học Kinh tế Huế, 2020: Luận văn đã trình bày đầy đủ
về cơ sở lý luận chất lượng tín dụng, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình
để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, các
tiêu chí đánh giá của tác giả chưa phản ánh đầy đủ các khía cạnh của chất lượng tín
dụng, một số giải pháp đưa ra chưa gắn với định hướng nâng cao chất lượng tín dụng
mà Ban lãnh đạo Chi nhánh đã đề ra.
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Trịnh Hoài Đức về “Giải pháp nâng cao chất
lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Khu công
nghiệp Biên Hòa”, Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, năm 2018: Luận văn đã
hệ thống hóa lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM, đánh giá
thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Biên Hòa như:
Tăng trưởng tín dụng có chọn lọc, thực chất và hiệu quả, không chạy theo chỉ tiêu quy
mô, số lượng; kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn;
chuyển dịch cơ cấu tín dụng, ưu tiên cho vay KH bán lẻ, KHDN vừa và nhỏ hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Mở rộng cho vay trung dài hạn nhưng đảm bảo
trong tỉ trọng cho phép; Tăng cường cho vay đồng tài trợ để tăng khả năng hợp tác
phát triển và chia sẻ rủi ro; chú trọng công tác thẩm định, đánh giá khách hàng; xây
dựng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng phù hợp với tình hình thị trường;
giám sát chặt chẽ các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ có vấn đề; Nâng cao năng
lực đội ngũ cán bộ làm tín dụng.
Cho tới thời điểm này, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng tín
dụng tại các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng, tuy nhiên theo hiểu biết của
tác giả, chưa có công trình nào nghiên cứu chất lượng tín dụng tại Vietcombank Thanh
Xuân. Bởi lẽ, mỗi ngân hàng có một quy trình tín dụng khác nhau, dẫn tới công tác
quản trị và thực hiện cũng khác nhau. Mỗi chi nhánh trực thuộc Vietcombank cũng có
hiện trạng chất lượng tín dụng, định hướng phát triển và định hướng nâng cao chất
lượng tín dụng khác nhau.

14

Luận văn kế thừa những thành tựu các nghiên cứu trước đó về chất lượng hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, từ đó đưa ra những giải
pháp thiết thực nhằm định hướng, phát triển chất lượng hoạt động tín dụng phù hợp
cho VCB Thanh Xuân từ năm 2020 trở đi.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Một là, hệ thống hóa những cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại.
Hai là, phân tích đánh giá thực trạng về chất lượng hoạt động tín dụng của
Vietcombank Thanh Xuân thời gian qua. Từ đó, tìm ra những nguyên nhân hạn chế
và những khó khăn vướng mắc cần giải quyết để nâng cao chất lượng hoạt động tín
dụng của đơn vị.
Ba là, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại
Vietcombank Thanh Xuân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động tín dụng,
từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Vietcombank
- Chi nhánh Thanh Xuân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chất lượng hoạt động tín dụng là một phạm trù rộng lớn, do vậy luận văn tập
trung nghiên cứu chất lượng cho vay do đây là nghiệp vụ chính của hoạt động tín
dụng, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Việc
nâng cao chất lượng cho vay đồng nghĩa nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
Trọng tâm của luận văn tập trung đánh giá chất lượng cho vay tại VCB Thanh
Xuân giai đoạn 2018 - 2020 qua các tiêu chí cơ bản: quy mô vốn tín dụng, cơ cấu
nguồn vốn tín dụng, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận từ hoạt động tín
dụng.

15

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp thu thập số liệu: Thực hiện việc thu thập các số liệu tại
Vietcombank Thanh Xuân thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh qua các năm.
- Phương pháp phân tích số liệu ;
- Phương pháp thống kê mô tả: Tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu trong các bảng
biểu từ đó có góc nhìn tổng quát về các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó nhận xét và đánh
giá để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: So sánh số liệu để đánh giá sự biến động của các chỉ
tiêu qua các năm, tìm ra nguyên nhân biến động và các giải pháp phù hợp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, các danh mục, phần mở đầu và kết
luận, đề tài được kết cấu gồm ba chương:
 Chương I. Cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại.
 Chương II. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thanh Xuân.
 Chương III. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thanh Xuân.

16

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tín dụng và vai trò tín dụng của Ngân hàng Thương mại
1.1.1. Khái niệm NHTM
Ngân hàng thương mại ra đời là kết quả của một quá trình hình thành và phát
triển lâu dài, phù hợp và gắn liền với tiến trình phát triển của nền sản xuất hàng hóa.
Nó được coi là sản phẩm của nền sản xuất hàng hóa, là một bộ phận không thể tách
rời và tồn tại như một tất yếu trong nền kinh tế hiện đại.
“NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài
chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực
hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong
nền kinh tế”. (Peter S.Rose, 2001, tr.2)
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt: “Thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan... Hoạt động của ngân hàng bao gồm
chủ yếu và thường xuyên là huy động vốn dưới hình thức tiền gửi và sử dụng số vốn
đó để cho vay, đầu tư tài chính và cung cấp các hoạt động thanh toán của ngân hàng.”
Ở Việt Nam , Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá 10 thông qua vào
ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng
số 17/2017/QH14 định nghĩa:
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm
mục tiêu lợi nhuận”
Tóm lại, Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về
tiền tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh,
cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan, NHTM là tổ chức
tài chính trung gian cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất.
1.1.2. Vai trò của NHTM

Luận văn liên quan