Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam”
Nhận thức được tầm ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đã không ngừng nỗ lực và kiểm soát nợ xấu ở mức an toàn và phù hợp với thực tiễn của Ngân hàng. Với một vấn đề luôn là mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii
MỤC LỤC..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ.................................................................................vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .............................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu....................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................2
2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài.................................................................2
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................................3
2.3. Khoảng trống nghiên cứu...............................................................................4
3. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................4
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................4
3.2. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................5
6. Kết cấu của khóa luận ...........................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ
XẤU CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI..................................................................................................................................7
1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh
nghiệp của ngân hàng thương mại...........................................................................7
1.1.1. Ngân hàng thương mại................................................................................7
1.1.2. Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng
thương mại............................................................................................................10
iv
iv
1.2. Nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại...............14
1.2.1. Khái niệm nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp....................................14
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp .................18
1.2.3. Ảnh hưởng của nợ xấu khách hàng doanh nghiệp..................................20
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHDN tại NHTM .........................21
1.3.1. Các quan điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHDN tại
Ngân hàng thương mại ........................................................................................21
1.3.2. Đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu Ngân hàng thương mại.....22
TÓM TẮT CHƯƠNG 1...............................................................................................29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM .........30
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.................................30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đại Chúng
Việt Nam ...............................................................................................................30
2.1.2. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam ..................32
2.1.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại
Chúng Việt Nam (PVcombank)...........................................................................34
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Đại Chúng Việt Nam...................................................................................43
2.2.1. Quy trình tín dụng đối với KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt
Nam .......................................................................................................................43
2.2.2. Quy mô và cơ cấu khách hàng doanh nghiệp...........................................44
2.2.3. Quy mô và cơ cấu dư nợ cho vay KHDN ..................................................44
2.2.4. Thu nhập từ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP
Đại Chúng Việt Nam............................................................................................45
2.3. Thực trạng nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
....................................................................................................................................46
v
v
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng TMCP Đại
Chúng Việt Nam.......................................................................................................49
2.4.1. Các nhân tố mang tính chất định tính ......................................................49
2.4.2. Các nhân tố mang tính chất định lượng ...................................................52
TÓM TẮT CHƯƠNG 2...............................................................................................67
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ NỢ
XẤU CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI
CHÚNG VIỆT NAM....................................................................................................68
3.1. Định hướng về cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP
Đại Chúng Việt Nam................................................................................................68
3.2. Một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu của khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam .................................69
3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý........................................................69
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Đại Chúng
Việt Nam ...............................................................................................................74
3.2.3. Hoàn thiện công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu..76
3.2.4. Tăng cường công tác giám sát tình hình kinh doanh của KHDN vay vốn
...............................................................................................................................79
3.3. Một số kiến nghị................................................................................................79
3.3.1. Đối với Chính phủ ......................................................................................79
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước....................................................................80
3.3.3. Đối với doanh nghiệp .................................................................................81
TÓM TẮT CHƯƠNG 3...............................................................................................82
KẾT LUẬN...................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................84
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Khaled Subhi Rajha (2016) sử dụng phương pháp phân tích hồi
quy với dữ liệu bảng để kiểm tra các biến kinh tế vĩ mô và các biến nội tại của ngân
hàng ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu của các ngân hàng Giooc-đa-ni trong giai đoạn
2008-2012. Nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô như là tốc độ tăng trưởng kinh tế,
tỷ lệ lạm phát, khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các yếu tố nội tại thuộc ngân hàng như
là tỷ lệ nợ xấu trước đó, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản đều có ảnh hưởng đến hoạt động
tín dụng của Ngân hàng dẫn đến các khoản nợ xấu.
Simon Kwan & Robert A. Eisenbeis, 1997 “Bank Risk, Capitalization, and
Operating Efficiency” phân tích những tác động của nợ xấu đến hệ thống ngân hàng và
nền kinh tế. Trong đó các tác giả cũng chỉ ra một nguyên lý là khi lãi suất và nợ xấu đạt
tới một ngưỡng nhất định thì hiệu ứng “suy giảm tín dụng” sẽ xảy ra do các ngân hàng
cẩn trọng hơn trong việc hạn chế rủi ro phát sinh từ việc đẩy mạnh cho vay. Các tác giả
lý giải rằng, bản thân các ngân hàng sẽ chủ động hạn chế tín dụng trong điều kiện nợ
xấu tăng cao.
Edward W. Reed, 1984 “Commercial banking” đã đề cập đến nợ xấu theo cách
hiều như sau: Nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng
khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách
3
hàng như doanh nghiệp, tổ chức vay tín dụng làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng
mất khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn.
Seema Bhattarai (2015) sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để kiểm tra sự ảnh
hưởng của các biến kinh tế vĩ mô và các biến nội tại của ngân hàng ảnh hưởng đến các
khoản nợ xấu của các ngân hàng Nepal trong giai đoạn 2002-2012, với 26 Ngân hàng
TMCP có trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động được tác giả chọn lọc để nghiên cứu.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố như tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tốc độ
tăng trưởng tín dụng và sở hữu là Nhà Nước hay tư nhân có ảnh hưởng đến các khoản
nợ xấu tại nước này.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Lê Minh Nhật (2015), “Phân tích thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nợ xấu
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ
11 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 –2014. Tác giả sử dụng
phương pháp bình phương bé nhất (OLS) theo đường thẳng để kiểm định mô hình
nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu tại các
ngân hàng TMCP Việt Nam. Nhân tố đưa vào nghiên cứu bao gồm nhân tố nội tại của
các NHTM và nhân tố kinh tế vĩ mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro
tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu ở quá khứ và tỷ lệ lạm phát có quan hệ
cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Tốc độ tăng trưởng tín dụng, ROE và tỷ lệ lạm phát có
quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2016), “Các nhân tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng
thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ 20 ngân hàng
TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2015. Tác giá sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ
liệu bảng để xây dựng mô hình hồi quy và chạy mô hình hồi quy đa biến theo OLS,
REM, FEM kiểm định các giả thuyết đặt ra nhằm xem xét ảnh hưởng của các nhân tố
và khuynh tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam. Nghiên cứu
này chỉ đề cập đến các nhân tố nội tại của các ngân hàng Việt Nam. Kết quả nghiên
4
cứu cho thấy có 3 nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và
tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Tăng trưởng tín
dụng có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Như trên đã trình bày, cho đến thời điểm hiện tại đã có hiều nghiên cứu về các
nhân tố tác động đến nợ xấu của NHTM tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất
kỳ nghiên cứu nào được thực hiện về nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại một
NHTM. Xuất phát từ khoảng trống đó, luận văn này sẽ thực hiện nghiên cứu các nhân
tố tác động đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng
Việt Nam. Đánh giá thực trạng nợ xấu của KHDN tại Ngân hàng và nguyên nhân của
nợ xấu, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa nợ xấu của KHDN tại
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trong thời gian tới. Đây chính là điểm mới
trong nghiên cứu của luận văn này.
3. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như thế nào đến nợ xấu của khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam?
5
- Tình hình nợ xấu cúa khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Đại Chúng Việt Nam?
- Giải pháp nào được đưa ra nhằm hạn chế nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;
Phạm vi nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
gồm các khách hàng doanh nghiệp đang còn dư nợ tín dụng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp định tính: dựa vào kết quả và mô hình nghiên cứu của các nghiên
cứu trước để dự đoán các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam;
Phương pháp định lượng: Trước tiên, tác giả thống kê số liệu về tỷ lệ nợ xấu, số
liệu các yếu tố mà tác giả dự đoán có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu. Sau đó, sử dụng kỹ
thuật hồi quy dữ liệu bảng để xây dựng mô hình hồi quy. Tác giả sẽ chạy mô hình hồi
quy đa biến và kiểm định các giả thuyết đặt ra nhằm xem xét ảnh hưởng của các yếu tố
và khuynh hướng ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam.
6. Kết cấu của khóa luận
Đề tài gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP
6
Đại Chúng Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu của khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ
XẤU CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh
nghiệp của ngân hàng thương mại
1.1.1. Ngân hàng thương mại
- Khái niệm ngân hàng thương mại:
Theo khoản 3 điều 4 chương 1 luật các tổ chức tín dụng 2017: Ngân hàng thương
mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận.
Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách
hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm trung gian thanh toán.
Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở
chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng thương mại được pháp
luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, như nhận
tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán;
huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ...;
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền tệ
và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì liên quan trực tiếp đến tất cả các
ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, lĩnh vực tiền tệ ngân hàng là
lĩnh vực “nhạy cảm”, đòi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều hành hoạt động
ngân hàng để tránh những thiệt hại cho xã hội. Lĩnh vực hoạt động này của ngân hàng
thương mại góp phần cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế-xã
hội... Tóm lại, ngân hàng thương mại là loại hình định chế tài chính trung gian hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là loại định chế tài
chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường, góp phần
8
tạo lập và cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế -xã hội
phát triển.
- Chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại tập
trung chủ yếu vào nhiệm vụ nhận tiền gửi và cho vay, đó là hai mặt hoạt động tín
dụng. Trong xu thế hiện nay, các ngân hàng thương mại hoạt động theo loại hình đa
năng thì hoạt động của nó tập trung thực hiện 3 chức năng sau: Chức năng làm thủ
quỹ cho xã hội, chức năng làm trung gian thanh toán và trung gian tín dụng (chức
năng tạo tiền).
+ Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội thể hiện ở hoạt động huy động vốn của
NHTM. Đối với ngân hàng đây là hoạt động “Đầu vào” của ngân hàng. Nguồn vốn
hoạt động chủ yếu của một ngân hàng được hình thành từ những nguồn chính như :
Vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay (vay của các tổ chức tài chính, vay của dân cư,
vay của Ngân hàng Trung ương), lợi nhuận để lại, ngoài ra đối với một số ngân hàng
nguồn vốn hoạt động có thể hình thành từ vốn Điều lệ hay vốn Uỷ thác ... Trong quá
trình hoạt động của mình, ngân hàng nhương mại phần lớn dựa vào việc huy động các
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế;
Các loại tiền gửi mà ngân hàng cung cấp để huy động vốn là : Tiền gửi thanh toán
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm;
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tín dụng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh,
ngân hàng có thể vay vốn từ dân cư, các đơn vị kinh tế, các tổ chức tín dụng khác
thông qua một số hình thức như : Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu hoặc vay trái phiếu
chiết khấu từ Ngân hàng Trung ương;
Để được hoạt động và thực hiện huy động vốn, ngân hàng phải có một lượng nhất
định gọi là vốn tự có. Lượng vốn này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn sử dụng,
song nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Vốn tự có là điều
kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép tổ chức và hoạt động trước khi nó có thể
9
huy động được những khoản tiền gửi đầu tiên. Vốn tự có còn đóng vai trò là một tấm
đệm giúp chống lại rủi ro phá sản, những thua lỗ về tài chính trong hoạt động tạm thời.
Nó tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ nợ về sức mạnh tài chính
của ngân hàng. Và nó còn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển
dịch vụ mới, cho những chương trình và trang thiết bị mới.
+ Chức năng làm trung gian tín dụng của NHTM thể hiện ở hoạt động sử dụng
vốn, đây là hoạt động cho vay và đầu tư bao gồm : Hoạt động ngân quỹ, hoạt động cho
vay, hoạt động đầu tư chứng khoán:
Hoạt động ngân quỹ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên của ngân
hàng cho khách hàng. Đây là tài sản không sinh lời hoặc sinh lời thấp nhưng tiền mặt ở
một mức độ hợp lý sao cho vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa đảm bảo tính sinh lời;
Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất quyết định sự thành bại của ngân
hàng vì đây là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất. Để tránh điều đó, việc quản lý tiền cho
vay được tiến hành rất chặt chẽ, đặc biệt là món vay lớn, với thời hạn dài. Ngân hàng
thương mại có thể cho vay theo nhiều hình thức khác nhau;
Ngoài ra ngân hàng còn sử dụng vốn vào hoạt động đầu tư chứng khoán trên
thị trường để thu lợi nhuận và một phần đảm bảo khả năng thanh toán của ngân
hàng.
+ Chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng là việc ngân hàng cung cấp cho
khách hàng một loạt các dịch vụ có liên quan. Ngân hàng sẽ nhận được một khoản thu
dưới hình thức hoa hồng. Công nghệ của ngân hàng càng phát triển thì hoạt động này
càng phong phú và doanh thu càng lớn. Các hoạt động tiêu biểu là chuyển tiền, thanh
toán bù trừ, phát hành séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng, môi giới mua bán
chứng khoán, quản lý hộ tài sản cho khách hàng, tư vấn cho doanh nghiệp... .
Ngày nay, xu hướng của ngân hàng là hoạt động đa năng trên nhiều lĩnh vực với
nhiều nghiệp vụ khác nhau. Các nghiệp vụ có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau nhằm
đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận cao nhất.
10
1.1.2. Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương
mại
Theo khoản 1 điều 2 chương I thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
quy định về hoạt động cho vay của các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối
với khách hàng: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc
cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong
một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Theo khoản 10 điều 4 chương 1 Luật doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp là tổ
chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đựơc đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Như vậy hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM là hình thức NHTM cấp tín
dụng cho doanh nghiệp, theo đó NHTM giao hoặc cam kết cho doanh nghiệp một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một khoảng thời gian nhất định
theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
1.1.2.1. Đặc trưng của khách hàng doanh nghiệp
Theo khoản 7 điều 1 chương 1 Luật doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp là một tổ
chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Hiện nay các doanh nghiệp trên thị trường đa số đều thực hiện quá trình sản xuất và
kinh doanh, cung cấp các dịch vụ thế mạnh để sinh lời. Những doanh nghiệp này được
xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận;
Khách hàng doanh nghiệp thường có nhu cầu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh
với quy mô lớn. Đối với tình hình kinh doanh thực tế hiện nay thì đa phần các doanh
nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh đều dựa trên phần vốn mà các thành viên
trong công ty góp vốn gọi là phần vốn góp hoặc phần vốn dựa trên hoạt động vay thế
chấp. Hiện nay ngoài việc các doanh nghiệp thực hiện vay ở các ngân hàng thông
11
thường thì trên thực tế các doanh nghiệp cũng có thể thực hiện vay vốn để làm ăn kinh
doanh thông qua các tổ chức cung cấp các khoản vay cho các công ty chứ không phải
cho cá nhân.
1.1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh
nghiệp của ngân hàng thương mại
- Khái niệm cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương
mại: Cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng của
ngân hàng đối với doanh nghiệp, theo đó ngân hàng giao cho doanh nghiệp một khoản
bằng tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên
tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
- Đặc điểm của hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp:
Ngân hàng thương mại được coi là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh
doanh trên lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ
của ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay là hoạt động đóng góp lợi nhuận nhiều
nhất cho ngân hàng. Cho vay doanh nghiệp của