Luận văn thạc sĩ “Tác động của các yếu tố tạo động lực tới sự gắn kết trong công việc của người lao động các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Trường hợp điển hình Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam”

Nghiên cứu này được thực hiện với đề tài sự gắn kết trong công việc của người lao động, đặc biệt đi sâu tìm hiểu khía cạnh tác động từ các yếu tố tạo động lực tới sự gắn kết. Xuất phát từ trường hợp điển hình một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nghiên cứu sử dụng mô hình và các kỹ thuật kiểm định, phân tích nhằm đưa ra kết luận có tính bao hàm phạm vi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu vực Hà Nội.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp vừa xen lẫn tính ngắn hạn và dài hạn để các tổ chức có thể vận dụng và triển khai một cách hiệu quả. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu tiến hành tìm hiểu, phân tích các nghiên cứu và mô hình của các tác giả đi trước để có cái nhìn toàn diện về tình hình nghiên cứu trước đây, từ đó xây dựng mô hình đề xuất vừa có tính kế thừa các mô hình trước đó, vừa có sự phù hợp với tình hình tổ chức và xu thế hiện đại ngày nay.

Các thang đo sự gắn kết trong công việc của người lao động và các nhân tố liên quan cũng được xây dựng dựa trên các thang đo của tác giả đi trước, có sự điều chỉnh về mặt diễn đạt nhằm đáp ứng khả năng hiểu tốt nhất của người đánh giá thang đo. Thông qua phương pháp khảo sát nhân viên tại công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam, nghiên cứu thu thập được dữ liệu sạch từ 211 người trả lời với cơ cấu nhân khẩu học đủ điều kiện đại diện quy mô công ty và đủ điều kiện đưa vào phân tích bằng phương pháp PLS - SEM thông qua phần mềm SmartPLS 3.3.3. Với dữ liệu thu thập được, nghiên cứu tiến hành các thủ tục phân tích, bao gồm kiểm định mô hình đo lường thông qua một số giá trị như Giá trị hội tụ (Convergent validity), Độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability), Giá trị phân biệt (Discriminant Validity) và kiểm định mô hình cấu trúc thông qua một số chỉ số như SRMS (Standardized root mean square residual), Chỉ số đa cộng tuyến (Variance inflation factor), Hệ số R-squared, Hệ số Q-squared và Bootstrapping. Các thủ tục phân tích dẫn đến kết luận mô hình có tính phù hợp, có độ tin cậy và bằng việc loại bỏ một số biến quan sát trong mô hình có hệ số tải nhân tố không đáp ứng điều kiện đã giúp mô hình phản ánh các giả thuyết tốt hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Động lực làm việc ảnh hưởng tích cực tới sự gắn kết trong công việc của người lao động, bên cạnh đó còn có Sự hài lòng trong công việc và Văn hóa công ty cũng ảnh hưởng tích cực tới sự gắn kết này một cách trực tiếp và đồng thời ảnh hưởng gián tiếp thông qua Động lực làm việc. 

  Trong các nhân tố ảnh hưởng tới sự gắn kết trong công việc của người lao động, sự hài lòng trong công việc có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Lấy nền tảng từ kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để nâng cao sự gắn kết trong công việc của người lao động thông qua các nhân tố, bao gồm các nhóm giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của người lao động (thông qua chú trọng đến các hoạt động phù hợp phong cách cá nhân người lao động, đẩy mạnh các chương trình phát triển sự nghiệp, thúc đẩy các chương trình ghi nhận và tạo sự ảnh hưởng), nâng cao sự hài lòng trong công việc của người lao động (thông qua các hoạt động nhằm thúc đẩy niềm tự hào của người lao động, gia tăng sự thấu hiểu về ý nghĩa công việc, duy trình sự công bằng nội bộ công ty, tăng cường sự kết nối giữa người lao động với tổ chức) và nâng cao sức mạnh văn hóa công ty (thông qua các hoạt động khích lệ nhân viên đóng góp ý kiến, tổ chức hoạt động trách nhiệm xã hội, xây dựng công cụ hỗ trợ đối thoại thường xuyên và tổ chức đào tạo về các giá trị văn hóa mà công ty hướng tới).

pdf 130 trang | Chia sẻ: admin | Ngày: 25/08/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0 download
Bạn đang xem trước 30 trang tài liệu Luận văn thạc sĩ “Tác động của các yếu tố tạo động lực tới sự gắn kết trong công việc của người lao động các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Trường hợp điển hình Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 4
1.2.1 Mục đích chung ...............................................................................................4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................. 6
1.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................6
1.4.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ...............................................................10
1.4.3 Khoảng trống nghiên cứu ..............................................................................11
1.5 Phương pháp và câu hỏi nghiên cứu.......................................................... 12
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................12
1.5.2 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................12
1.6 Cấu trúc của luận văn................................................................................. 13
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG HÓA CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................... 14
2.1 Sự gắn kết trong công việc của người lao động (Employee Engagement) 14
2.1.1 Khái niệm sự gắn kết trong công việc của người lao động ...........................14
2.1.2 Biểu hiện của sự gắn kết trong công việc của người lao động ......................16
2.1.3 Tầm quan trọng của sự gắn kết nhân viên trong doanh nghiệp.....................18

iv

2.2 Động lực làm việc ...................................................................................... 20
2.2.1 Khái niệm động lực làm việc.........................................................................21
2.2.2 Các nhóm yếu tố tạo động lực làm việc ........................................................22
2.2.3 Ảnh hưởng của động lực làm việc tới sự gắn kết trong công việc ................27
2.3 Một số mô hình lý thuyết nền tảng ............................................................ 29
2.3.1 Một số mô hình về sự gắn kết nhân viên .......................................................29
2.3.2 Một số mô hình về động lực làm việc ...........................................................34
2.3.3 Một số mô hình về ảnh hưởng của động lực làm việc tới gắn kết nhân viên38
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 41
3.1 Thiết kế nghiên cứu.................................................................................... 41
3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 41
3.3 Thiết kế bảng hỏi và phát triển thang đo.................................................... 46
3.4 Chọn mẫu ................................................................................................... 50
3.4.1 Tổng thể đối tượng nghiên cứu......................................................................50
3.4.2 Kích cỡ mẫu...................................................................................................50
3.4.3 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................51
3.5 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 51
3.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp...........................................................51
3.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.............................................................51
3.6 Quy trình xử lý dữ liệu............................................................................... 52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 54
4.1 Phân tích thống kê cơ cấu nhân khẩu học của mẫu ................................... 54
4.1.1 Cơ cấu theo giới tính......................................................................................54
4.1.2 Cơ cấu theo độ tuổi và thâm niên làm việc tại công ty..................................54
4.1.3 Cơ cấu theo bộ phận làm việc........................................................................55
4.2 Phân tích thực trạng mức độ gắn kết trong công việc của người lao động 56
4.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ gắn kết trong công việc ...... 61
4.4 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ........................................... 72

v

4.4.1 Phân tích nhân tố ...........................................................................................72
4.4.2 Kiểm định mô hình đo lường.........................................................................74
4.4.3 Kiểm định mô hình cấu trúc (Structural Model) ...........................................76
4.4.4 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu................................................83
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................... 85
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 85
5.2 Đề xuất ....................................................................................................... 87
5.2.1 Đề xuất thúc đẩy các nhân tố tạo động lực làm việc của người lao động .....88
5.2.2 Đề xuất nâng cao sự hài lòng trong công việc của người lao động...............92
5.2.3 Đề xuất nâng cao sức mạnh của văn hóa công ty..........................................98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................xi
PHỤ LỤC..........................................................................................................xxi

Luận văn liên quan