Luận văn thạc sỹ “Chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân lực tại các ngân hàng TMCP Việt Nam”
Dưới sự phát triển bùng nổ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số diễn ra như một xu hướng tất yếu và đem đến những thay đổi tích cực đối với cách thức quản lý nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng tại Việt Nam.
Theo đó, các ngân hàng ở nước ta được hưởng rất nhiều những lợi ích to lớn từ việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác quản trị nhân lực khi cho phép mọi đơn vị hiện đại hóa các quy trình làm việc nhằm nâng cao năng suất lượng lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Nắm bắt được xu thế này, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân lực tại các ngân hàng TMCP Việt Nam”. Cụ thể, tác giả đi sâu vào tìm hiểu lộ trình 3 giai đoạn đổi mới cũng như phân tích thực trang số hóa chu trình quản trị nhân sự tại 35 ngân hàng TMCP ở nước ta theo năm khía cạnh chính: hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng – lưa chọn, đào tạo – phát triển, chế độ đãi ngộ – phúc lợi và hỗ trợ nhân viên trên cơ sở số liệu thu về từ 4 buổi phỏng vấn sâu với chuyên gia cùng bảng khảo sát trực tuyến. Bên cạnh đó, người nghiên cứu còn tiến hành so sánh chu trình chuyển đổi số quản trị nguồn nhân lực giữa các ngân hàng trong nước với 4 đơn vị khác từ Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức.
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong suốt chặng đường 20 năm đổi mới tại Việt Nam, ngành ngân hàng đã đạt
được nhiều thành tựu đột phá và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh
tế đất nước. Tiêu biểu phải kể đến những nỗ lực tích cực từ hệ thống các ngân hàng
TMCP khi phát huy đúng vai trò của mình trong việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư
phát triển, đảm bảo nguồn vốn để quá trình sản xuất kinh doanh luôn được thực hiện
liên tục và tạo tiền đề cho nền tài chính nước nhà hội nhập với thế giới.
Tuy nhiên, cùng với những thành tựu và cơ hội nổi bật trên, cũng đặt ra cho lĩnh
vực này vô vàn khó khăn và thách thức phải vượt qua. Ví dụ như việc mở cửa thị
trường tài chính khiến cho các ngân hàng TMCP Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh
về quy mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối. Nguyên nhân là do còn tồn đọng
nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như trình độ quản lý vẫn có nhiều bất
cập. Đồng thời, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh thấp cùng khả năng chống đỡ
rủi ro còn kém.
Để tiếp tục đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế nước nhà trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi đội ngũ cán bộ trong ngành ngân hàng phải tiếp cận, bắt
kịp nhanh chóng hơn nữa với các kiến thức và công nghệ hiện đại cũng như có đủ
năng lực thực hiện các hoạt động ngân hàng ngày càng có tính chuyên môn cao. Do
đó, việc cần ưu tiên hàng đầu trước mắt là nâng cao quản lý nguồn nhân lực trong
lĩnh vực này. Một trong những giải pháp căn bản, hiệu quả nhất là ứng dụng chuyển
đổi số một cách mạnh mẽ, đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu hệ
thống ngân hàng TMCP Việt Nam không chủ động, chuẩn bị và đầu tư cho việc
chuyển đổi số trong quản lý nhân lực thì dễ dàng đánh mất vị thế cạnh tranh vào tay
các tổ chức tài chính nước ngoài và phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng lớn hay
chịu nhiều thiệt hại nặng nề.
Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá ứng dụng chuyển đổi số đối với quản lý
nhân sự là rất cấp thiết trong việc xác định tầm nhìn, mục tiêu và những định hướng
2
nhiệm vụ của các ngân hàng TMCP Việt Nam thời gian tới để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.
2. Tình hình nghiên cứu:
Trong những năm gần đây, có rất nhiều các tài liệu, công trình nghiên cứu về
chuyển đổi số hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến những lĩnh vực khác
nhau trong đời sống xã hội nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng. Các tài
liệu này đã đóng góp rất lớn về mặt lý luận và thực tiễn, tiêu biểu phải kể đến:
- Nghiên cứu nước ngoài:
Ngân hàng Phát triển châu Á, 1990, Cuốn sách Human resource policy and
economic development (Chính sách nguồn nhân lực và phát triển kinh tế) đề cập đến
các chính sách và xu hướng phát triển kinh tế gắn liền với những biến đổi cơ cấu lao
động ở nhiều nước đang phát triển trong khu vực châu Á.
Dr. Chackochan J. Njavallil, 2013, Cuốn sách Training of Bank Employees
(Đào tạo nhân viên ngân hàng) tập trung nghiên cứu về quy trình đào tạo nhân sự,
phát triển nguồn nhân lực và đưa ra những đề xuất hữu ích cho các nhà hoạch định,
quản trị viên, giám đốc điều hành cũng như quan chức chính phủ có liên hệ với ngành
ngân hàng.
Robin Speculand, 2021, Cuốn sách World’s Best Bank: A Strategic Guide to
Digital Transformation (Ngân hàng tốt nhất thế giới: Phương hướng chiến lược để
chuyển đổi số) đã đưa ra một góc nhìn thực tế về cách ngân hàng DBS thành công
trong việc chuyển đổi thông qua ứng dụng công nghệ số, đặc biệt là phương pháp mà
bộ phận nhân sự đã áp dụng cho việc quản lý để giữ chân đến 90% nhân viên có ý
định rời đi.
- Tình hình nghiên cứu trong nước:
Phạm Minh Hạc (1996), Cuốn sách Phát triển giáo dục, phát triển con người
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đã làm rõ tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo
tới việc phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
3
Qua đó, đưa ra một hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam để
phục vụ hiệu quả việc phát triển con người.
Vũ Văn Thực, 2015, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Bài viết Giải pháp nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng đánh giá khái quát thực trạng quản lý
nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng trong giai đoạn vừa qua để từ đó đề xuất những
giải pháp khắc phục các hạn chế còn tồn đọng.
TS. Đinh Văn Thới, 2021, Cuốn sách Quản trị nhân lực của doanh nghiệp
Việt Nam: Vai trò và tác động đã xác định được những hoạt động cơ bản trong quản
trị nhân lực và các chỉ tiêu phản ảnh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một tổ chức mạnh về đào tạo và chia
sẻ tri thức.
Tuy vậy, đa phần các tài liệu thường hoặc đi sâu phân tích về tổng quan hoạt
động chuyển đổi số tại các đơn vị ngân hàng hoặc chỉ tập trung nghiên cứu riêng về
chuyển đổi số công tác quản trị nguồn nhân lực. Mà khía cạnh chuyển đổi số trong
quản lý nguồn nhân lực, đặc biệt là tại các ngân hàng TMCP Việt nam chưa từng
được khai thác chung và triệt để trên cơ sở một vấn đề toàn diện trong quá trình
nghiên cứu từ trước tới giờ. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về đề tài trên, nhất là
trong giai đoạn đổi mới hiện nay, theo tác giả là vẫn cần thiết.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
- Mục tiêu nghiên cứu: Đưa ra các giải pháp để nâng cao chuyển đổi số trong
quản lý nguồn nhân lực tại các ngân hàng TMCP Việt Nam.
- Câu hỏi nghiên cứu:
+) Sự cần thiết và mục đích của chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân lực
tại các ngân hàng TMCP Việt Nam?
+) Lộ trình và tình hình thực hiện chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân
lực tại các ngân hàng TMCP Việt Nam đang diễn ra như thế nào?
+) Những giải pháp cần thực hiện để nâng cao chuyển đổi số trong quản lý
nguồn nhân lực tại các ngân hàng TMCP Việt Nam?
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân lực.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động chuyển đổi
số trong quản lý nguồn nhân lực tại một số ngân hàng TMCP Việt Nam như ngân
hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV),...trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tìm kiếm và lựa chọn các dữ liệu thứ
cấp liên quan đến chuyển đổi số quản lý nguồn nhân lực tại các ngân hàng TMCP
Việt Nam từ những công trình nghiên cứu nổi bật được đăng tải trên tạp chí, sách
chuyên ngành trong nước và quốc tế.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu sơ cấp về chuyển đổi
số quản lý nguồn nhân lực tại các ngân hàng TMCP Việt Nam với số lượng lớn và
nhanh chóng bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp bốn chuyên gia trong lĩnh vực này
cũng như thực hiện khảo sát trực tuyến với nhân viên/cán bộ quản lý thuộc 35 đơn vị
ở nước ta.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích các vấn đề, thông tin liên quan
đến chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân lực tại các ngân hàng TMCP Việt Nam
cũng như tổng hợp lại một cách ngắn gọn, cụ thể.
- Phương pháp so sánh: So sánh chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân lực tại
các ngân hàng TMCP Việt Nam với các ngân hàng trên thế giới.
- Phương pháp mô tả: Dẫn chứng các tài liệu tham khảo có liên quan đến chuyển
đổi số trong quản lý nguồn nhân lực tại các ngân hàng TMCP Việt Nam.
6. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung của đề tài sẽ được chia làm 3 phần, cụ thể như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân lực tại
các ngân hàng
5
- Chương 2: Thực trạng về chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân lực tại các
ngân hàng TMCP Việt Nam
- Chương 3: Giải pháp để nâng cao chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân lực
tại các ngân hàng TMCP Việt Nam
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC NGÂN HÀNG
1.1 Tổng quan về chuyển đổi số
1.1.1 Khái niệm chuyển đổi số
Do tính chất đa dạng và có sự khác biệt rõ rệt khi áp dụng trong từng tổ chức
tài chính ngân hàng nên khái niệm chuyển đổi số thường được hiểu dưới nhiều góc
độ khác nhau.
Vladimir Lugovsky từng chia sẻ trên Forbes năm 2021: “Chuyển đổi số tại các
ngân hàng là sự thay đổi về văn hóa, tổ chức và hoạt động thông qua công nghệ. Nếu
hiểu theo nghĩa cơ bản nhất, khái niệm này có thể được định nghĩa như sự đổi mới
sang các dịch vụ kỹ thuật hiện đại nhờ Internet. Còn theo nghĩa rộng hơn, chuyển đổi
số nghĩa là cải tiến trong nhiều lĩnh vực liên quan đến dịch vụ ngân hàng như tự động
hóa quy trình, trải nghiệm khách hàng hay tích hợp dữ liệu, tính linh hoạt của tổ
chức”.
Trong khi đó, Akash Takya với vai trò Giám đốc điều hành LeewayHertz –
đơn vị chuyên cung cấp những giải pháp kỹ thuật cao hàng đầu – lại định nghĩa rằng
chuyển đổi số là việc hợp lý hóa các quy trình của ngành ngân hàng bằng nhiều công
nghệ mới như AI, Blockchain, Điện toán đám mây, IoT, RPA và AR/VR nhằm làm
phong phú thêm bối cảnh tài chính hiện có cũng như mở rộng phạm vi tiếp cận của
chúng đến các khía cạnh chưa được khai thác.
Hay Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI - một
trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực số hóa và chuyển đổi số tại Việt
Nam - lại có quan điểm như sau: “Chuyển đổi số trong ngân hàng là việc tích hợp số
hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực của ngành. Sự tích hợp này cho phép tạo mới
hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có
nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và mong muốn của khách hàng.
Chuyển đổi số giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và hợp lý hóa các quy trình hoạt