Luận văn thạc sỹ Hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại Bệnh viện Thanh Nhàn
Từ xưa đến nay, hiền tài luôn được coi là nguyên khí của quốc gia.Nhất là trong thời đại hiện nay, khi mà yếu tố con người đóng vai trò quyết định đến sự phát triển và vị thế của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức.Tuy nhiên đểquản trị nhân lực một cách hiệu quả luôn là một vấn đề mang tính sống còn củatổ chức, đặc biệt là các tổ chức trong lĩnh vực y tế. Quản trị nhân lực góp phần phát huy năng lực làm việc của người lao động ở mức độ triệt để. Trong điều kiện bình thường nỗ lực của con người chỉ được phát huy ở mức độ bình thường nhưng nếu được bố trí và sử dụng đúng, con người sẽ phát huy được năng lực của bản thân ở mức cao nhất, thậm chí họ có thể tạo ra những sáng kiến và thành quả mà bình thường khó có thể đạt được. Một tổ chức có được đội ngũ lao động giỏi mà không biết bố trí và sử dụng hợp lý thì cũng không mang lại được hiệu quả mà lại gây ra sự lãng phí nhân lực rất lớn.
Từ xưa đến nay, hiền tài luôn được coi là nguyên khí của quốc gia.Nhất là trong thời đại hiện nay, khi mà yếu tố con người đóng vai trò quyết định đến sự phát triển và vị thế của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức.Tuy nhiên đểquản trị nhân lực một cách hiệu quả luôn là một vấn đề mang tính sống còn củatổ chức, đặc biệt là các tổ chức trong lĩnh vực y tế. Quản trị nhân lực góp phần phát huy năng lực làm việc của người lao động ở mức độ triệt để. Trong điều kiện bình thường nỗ lực của con người chỉ được phát huy ở mức độ bình thường nhưng nếu được bố trí và sử dụng đúng, con người sẽ phát huy được năng lực của bản thân ở mức cao nhất, thậm chí họ có thể tạo ra những sáng kiến và thành quả mà bình thường khó có thể đạt được. Một tổ chức có được đội ngũ lao động giỏi mà không biết bố trí và sử dụng hợp lý thì cũng không mang lại được hiệu quả mà lại gây ra sự lãng phí nhân lực rất lớn.
Những năm gần đây, các bệnh viện trung tâm y tế phát triển ngày càng nhiều, tạo ra sự cạnh tranh ngày một phức tạp trong thị trường dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe.Dịch vụ y tế mang đặc trưng của các ngành dịch vụ nói chung, sử dụng nhiều lao động trực tiếp, do vậy yếu tố nhân lực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ. Trong quá trình cung cấp dịch vụ mà người nhân viên y tế không đủ số lượng hoặc trình độ để thực hiện tác nghiệp thì sẽ dẫn đến kết quả dịch vụ không đạt đúng theo mong muốn của khách hàng cũng như các cam kết ban đầu của cơ sở dịch vụ.Để nâng cao hoạt động của cơ sở y tế thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải bố trí và sử dụng nhân lực một cách hợp lý.
Thực trạng chất lượng dịch vụ y tế của các cơ sở y tế, đặc biệt là các cơ sở y tế công lập đang là vấn đề nhức nhối của xã hội trong những năm gần đây.Và nổi cộm lên khi nhắc đến các bệnh viện hạng I (Thanh Nhàn, Xanh Pôn) và hạng đặc biệt (Việt Đức, Bạch Mai) gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ tại các cơ sở này là tình trạng quá tải diễn ra hàng ngày. Như ở bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày khoa Khám bệnh phải tiếp đón ước chừng 3000 bệnh nhân, con số này ở Xanh Pôn và Thanh Nhàn là từ 800 đến 1000 bệnh nhân. Trong khi đó số lượng nhân viên y tế của khoa Khám bệnh của bệnh viện Bạch Mai chỉ là 88 người, ở Thanh Nhàn là 34 người. Sự chênh lệch là quá lớn khiến cho 1 nhân viên y tế phải phục vụ trung bình từ 23 đến 29 bệnh nhân. Trong khi đó nguồn lực tài chính của các bệnh viện này là có hạn nên việc tuyển dụng thêm lao động là rất khó khăn.Bên cạnh đó là tình trạng nhiều nhân viên y tế chưa làm đúng vị trí với năng lực của bản thân vẫn còn xảy ra thường xuyên.
Sau một thời gian làm việc và nghiên cứu về công tác quản trị nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực tại Bệnh viện Thanh Nhàn, tôi đã quyết định chọn đề tài là “Hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại Bệnh viện Thanh Nhàn” làm hướng nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Với đề tài này, tôi hi vọng có thể vận dụng tốt những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình để có thể đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm giải quyết đề tài đã chọn.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Hiện nay bố trí và sử dụng nhân lực đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên mới chỉ chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu chính là lợi nhuận mà chưa đi sâu nghiên cứu về làm thế nào để các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện công lập có thể bố trí và sử dụng lao động hiệu quả nhằm giảm áp lực mà lượng bệnh nhân đông đảo hàng ngày gây nên.Sau đây là các tài liệu, luận văn mà tác giả tìm được có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu.
2.1. Tổng quan tài liệu trong nước
2.1.1. Tài liệu trong nước về lĩnh vực bố trí và sử dụng nhân lực
- Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân (2011), giáo trình “Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công”, nhà xuất bản Lao động. Giáo trình có trình bày rõ đặc điểm của tình hình nhân lực tại các cơ sở công lập để từ đó đưa ra các nội dung nhằm quản lý hiệu quả nguồn nhân lực này.Thông qua giáo trình này, tác giả tham khảo những phân tích về đặc điểm của nhân lực tại các cơ sở công lập có những nét tương đồng với đặc điểm nhân lực của Bệnh viện Thanh Nhàn.
- TS. Mai Thanh Lan và PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), giáo trình “Quản trị nhân lực cơ bản”, nhà xuất bản Thống kê. Giáo trình đã giới thiệu những lý thuyết căn bản về quản trị nhân lực, từ đó vận dụng vào các hoạt động tác nghiệp của quản trị nhân lực trong mỗi doanh nghiệp/tổ chức với mục tiêu duy trì và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.Thông qua giáo trình, tác giả tham khảo các khái niệm về nhân lực để đưa ra các liên hệ và kết luận về khái niệm nhân lực trong bệnh viện.
- PGS.TS Vũ Thị Mai và TS. Vũ Thị Uyên (2016), giáo trình “Tổ chức và định mức lao động”, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. Giáo trình trang bị cho người đọc hệ thống lý luận và các vấn đề thực tiễn về tổ chức và định mức lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tác giả tham khảo ở tài liệu những khái niệm và cách tính toán định mức hoạt động cho nhân viên y tế để làm căn cứ đánh giá nhân lực đã được sử dụng đạt hiệu suất cao hay chưa.
2.1.2. Tài liệu trong nước về lĩnh vực bố trí và sử dụng nhân lực trong các cơ sở y tế
- Lê Ngọc Trọng (1997), giáo trình “Quản lý bệnh viện”, nhà xuất bản Y học. Cuốn sách này có nêu lên được những lý luận cơ bản về bệnh viện, đặc điểm, tính chất của bệnh viện và hoạt động quản lý bệnh viện.Bên cạnh đó sách cũng đưa ra được các văn bản pháp quy về quản lý bệnh viện và các kinh nghiệm về quản lý bệnh viện trên thế giới để tham khảo.
- Tác giả Tống Thị Hương (2014), luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện bố trí và sử dụng lao động tại bệnh viện Vinmec”, ĐH Thương mại. Tuy đề tài này khá sát với đề tài tác giả đang nghiên cứu tuy nhiên bệnh viện Vinmec vốn là bệnh viện tư nhân và có số lượng bệnh nhân đến khám ở đây không quá cao. Do đó Vinmec không phải ở trong tình trạng quá tải giống như các bệnh viện công lập như Bệnh viện Thanh Nhàn.
-Phạm Lệ Mỹ (2013),đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân viên tại các phòng chức năng của bệnh viện Nhiệt đới trung ương”, ĐH Thương mại.Hướng đề tài và đặc điểm của bệnh viện Nhiệt đới có nét tương đồng với đề tài của tác giả đang nghiên cứu.Tuy nhiên trong bài nghiên cứu, tác giả Phạm Lệ Mỹ chỉ tập trung phân tích vào đối tượng làm nhân viên văn phòng của bệnh viện. Hơn nữa trong phạm vi của nghiên cứu khoa học nên những phân tích của tác giả Phạm Lệ Mỹ còn rất hạn chế.
2.2. Tổng quan tài liệu nước ngoài:
- Ronald R.Sims (2007) Human resources management, NXB IAP.Trong cuốn sách này, tác giả đã có những nhận xét đánh giá về thực tiễn trong quản lý nhân lực. Nhìn nhận vấn đề quản lý nhân lực dưới góc độ của một nhà kinh tế hiện đại, cung cấp các hệ thống quản lý nhân lực tích hợp nhiều hoạt động, tác động đến hành vi của tổ chức và người lao động.
- A.Kmalhotra(2009) Hospital management, NXB Global India Publications. Cuốn sách có đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm và đặc điểm của bệnh viện, các nội dung của hoạt động quản lý bệnh viện.
2.3. Tình hình nghiên cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn
Nguyễn Thị Bích Thủy (2013), luận văn thạc sĩ “Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng lâm sàng Bệnh viện Thanh Nhàn”, ĐH Y tế công cộng. Tuy cùng làm về nhân lực trong Bệnh viện Thanh Nhàn nhưng để tài của Nguyễn Thị Bích Thủy chỉ tập trung vào thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng và đánh giá động lực làm việc của đội ngũ điều dưỡng tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Đa phần các đề tài nghiên cứu còn lại trong Bệnh viện Thanh Nhàn từ trước đến nay đều thuộc về lĩnh vực y tế nên không có liên quan đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu.
Vì vậy mà đề tài luận văn lựa chọn có tính mới, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu mà các tác giả khác đã tiếp cận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là đề xuất một số giải pháp hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận của bố trí và sử dụng nhân lực tại bệnh viện.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng bố trí và sử dụng nhân lực tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Hoạt động bố trí và sử dụng nhân lực tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nghiên cứu không gian: Nghiên cứu thực tế được thực hiện tại Bệnh viện Thanh Nhàn nằm trên đường 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
+ Phạm vi nghiên cứu thời gian: Nghiên cứu thực tế được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2015.
+ Phạm vị nghiên cứu về nội dung: Luận văn nghiên cứu bố trí và sử dụng nhân lực tại Bệnh viện Thanh Nhàn trong các khía cạnh: nguyên tắc, quy trình và các nhân tố ảnh hưởng.
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
a.Phương pháp khảo sát, điều tra:
- Mục đích: Thu thập thông tin từ nhân viên y tế vềđánh giá thực trạng của hoạt động bố trí và sử dụng nhân lực tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
- Đối tượng khảo sát: Nhân viên bệnh viện.
- Nội dung khảo sát: Phiếu khảo sát gồm có 3 phần chính gồm phần đầu là thông tin cá nhân của đối tượng được khảo sát, phần sau là nội dung chính tùy theo từng đối tượng của phiếu khảo sát và phần cuối là xin đóng góp ý kiến của đối tượng khảo sát. Nội dung của những câu hỏi ở phần thứ 2 đối với nhân viên y tế: Khối lượng công việc được giao đã phù hợp hay chưa? Tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc của mình?Công việc đã phù hợp với chuyên môn đào tạo của mình hay chưa?Công việc đã phù hợp cho việc phát triển bản thân nhân viên hay chưa?Việc bố trí và sử dụng nhân lực trong bệnh viện đã tạo thành những nhóm làm việc hiệu quả hay chưa?
- Quy mô khảo sát: Khảo sát trong nội bộ Bệnh viện Thanh Nhàn trong thời gian 2 tuần (Từ 02/06/2016 đến 16/06/2016).
- Khảo sát nhân viên y tế: Phát ra 250 phiếu/ 978 nhân viên trong toàn bệnh viện, thu về 235. Trong số đó có 213 số phiếu là hợp lệ và 22 phiếu là không hợp lệ.
- Quy trình khảo sát:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Lập bảng hỏi
Bước 3: Tiến hành phát phiếu điều tra
Bước 4: Thu thập phiếu điều tra
Bước 5: Tổng hợp kết quả điều tra
Bước 6: Đưa ra đánh giá dựa vào kết quả thu được.
b. Phương pháp phỏng vấn:
- Mục đích: Thu thập thông tin cụ thể, chi tiết để giải thích rõ những biểu hiện đã phát hiện ra khi khảo sát điều tra nhưng vẫn chưa có đầy đủ thông tin vềthực trạng của hoạt động bố trí và sử dụng nhân lực tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
- Nội dung phỏng vấn: Quan điểm chủ trương và những vướng mắc thường gặp của Ban lãnh đạo về bố trí và sử dụng nhân lực tại bệnh viện.
- Đối tượng: Ban lãnh đạo bệnh viện gồm 1 GĐBV, 2 PGĐBV, trưởng hoặc phó phòng KHTH và TCCB.
- Quy trình phỏng vấn:
Bước 1: Xác định mục tiêu phỏng vấn
Bước 2: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn
Bước 3: Hẹn gặp đối tượng phỏng vấn
Bước 4: Tiến hành ghi chép trong quá trình phỏng vấn trực tiếp
Bước 5: Xử lý thông tin thu thập được
Bước 6: Rút ra kết luận.
c. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Mục đích: Nghiên cứu tài liệu nhằm tập hợp thông tin để hình thành cơ sở lý luận về bố trí và sử dụng nhân lực trong bệnh viện và đánh giá thực trạng của hoạt động bố trí và sử dụng nhân lực tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
- Nội dung nghiên cứu: Thông tin về quản lý nhân lực, kinh tế nguồn nhân lực và quản lý bệnh viện, các đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn của các tác giả khác làm cùng hướng đề tài về bố trí và sử dụng nhân lực trong bệnh viện.
- Quy trình nghiên cứu:
Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu
Bước 2: Tìm kiếm tài liệu
Bước 3: Phân loại mức độ liên quan của tài liệu
Bước 4: Xử lý thông tin thu được từ tài liệu
Bước 5: Rút ra kết luận.
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Phương pháp thống kê: Tập hợp các số liệu thông qua khảo sát điều tra, phỏng vấn và nghiên cứu tài liệu về bố trí và sử dụng nhân lực để từ đó đưa ra đánh giá về thực trạng tại bệnh viện.
- Phương pháp so sánh: Sau khi tổng hợp các kết quả thu được, ta tiến hành so sánh chúng với mục đích hoạt động và các chỉ tiêu kế hoạch của bệnh viện. Thông qua sự chênh lệch giữa các con số để đưa ra các nhận xét đánh giá sơ lược về tình hình bố trí và sử dụng nhân lực tại bệnh viện.
- Phương pháp phân tích: Dựa trên các đánh giá sơ lược thu được từ phương pháp so sánh, tiến hành phân tích tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới thực trạng bố trí và sử dụng nhân lực tại bệnh viện như hiện nay.
Chương 1: Lý luận chung về bố trí và sử dụng nhân lực tại bệnh viện.
Chương 2: Thực trạng bố trí và sử dụng nhân lực tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Chương 1: Lý luận chung về bố trí và sử dụng
Theo từ điển Cambridge: Bệnh viện là nơi mà những người bị bệnh hoặc bị thương được điều trị và chăm sóc bởi đội ngũ bác sĩ và y tá.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia: Bệnh viện là cơ sở để khám và chữa trị cho bệnh nhân khi bệnh của họ không thể chữa trị ở nhà hoặc nơi nào khác. Đây là nơi tập trung các chuyên viên y tế bao gồm bác sĩ nội khoa và ngoại khoa, các y tá, các kỹ thuật viên xét nghiệm cận lâm sàng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO: Bệnh viện là một tổ chức mang tính chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dân được chăm sóc toàn diện cả về y tế, cả về phòng và chữa bệnh. Công tác ngoại trú của bệnh viện tỏa tới tận gia đình nằm trong môi trường của nó. Bệnh viện còn là nơi đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu y sinh học.
Theo Bộ Y tế: Bệnh viện là một cơ sở y tế trong khu vực dân cư bao gồm giường bệnh, đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, có trang thiết bị cơ sở hạ tầng để phục vụ người bệnh.
Trong giáo dục quốc dân, bệnh viện được Bộ Giáo dục định nghĩa là cơ sở y tế được tổ chức hoàn chỉnh với quy mô như: có các chuyên khoa, có phòng mổ, có phòng xét nghiệm, có các phương tiện phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh, có đội ngũ y bác sĩ,…
Trước đây bệnh viện chỉ coi là một cơ sở khám và điều trị bệnh đơn thuần. Nhưng tới thế kỷ XX, cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đã phát triển như vũ bão và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, tác động sâu sắc làm thay đổi quan niệm về bệnh viện. Bệnh viện ngoài công tác khám và điều trị mà còn thực hiện những chức năng khác trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nói riêng cũng như bên ngoài xã hội nói chung như: giáo dục sức khỏe, tuyên truyền phòng chống dịch, đào tạo cán bộ y tế,...
Nói tóm lại, trong luận văn nàybệnh viện được hiểu là một tổ chức mang tính chất y học và xã hội, được đảm bảo về trang thiết bị cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân lực. Với mục đích hàng đầu là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng một cách toàn diện từ khâu phòng bệnh cho đến chữa bệnh.
Bệnh viện có chức năng cơ bản là: Khám, điều trị, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe cho nhân dân, giảng dạy và nghiên cứu. Để thực hiện tốt các chức năng này thì bệnh viện cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, hồi phục và nâng cao sức khỏe cho nhân dân;phối kết hợp với các trường đào tạo để đào tạo cán bộ y tế; nghiên cứu khoa học về y học và y tế; chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật; hợp tác quốc tế; xây dựng kế hoạch tổng hợp phát triển bệnh viện và lập kế hoạch khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe hàng năm; quản lí kinh tế trong bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe.
Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại bệnh viện:
- Theo mục tiêu phục vụ thì bệnh viện được phân làm 3 loại là: Bệnh viện phục vụ mục tiêu nghiên cứu và đào tạo, bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa.
- Theo chủ sở hữu thì bệnh viện được phân làm 4 loại là: Bệnh viện công, bệnh viện bán công, bệnh viện tư nhân, các trung tâm tình nguyện.
- Theo phân tuyến kỹ thuật thì bệnh viện được phân làm 4 loại là: Bệnh viện tuyến trung ương,bệnh việntỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, bệnh viện khu vực, bệnh viện huyện/ quận.
- Theo phân hạng của bệnh viện thì bệnh viện được phân làm 4 loại là: Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng 1, bệnh viện hạng 2, bệnh viện hạng 3.
1.1.2. Khái niệm về nhân lực và nhân lực trong bệnh viện
a. Khái niệm về nhân lực
- Theo Nguyễn Quốc Khánh (2011), nhân lực là bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội, tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
-Theo Lê Thanh Hà (2012),nhân lực trong phạm vi của tổ chức là nguồn lực của toàn bộ cán bộ, nhân viên trong tổ chức đó đặt trong mối quan hệ phối hợp các nguồn lực riêng của mỗi người, sự bổ trợ những khác biệt trong nguồn lực của mỗi cá nhân thành nguồn lực của tổ chức.
- Nguyễn Ngọc Quân(2012) cho rằng theo khía cạnh cá nhân con người, nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực.
- Theo Mai Thanh Lan và Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016),nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ những người làm việc trong tổ chức/doanh nghiệp được trả công, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp.
- TheoTrần Xuân Cầu(2012),nhân lực là sức lực của con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động – con người có sức lao động.
Trong phạm vi luận văn, tác giả tiếp cận khái niệm nhân lực như sau:Nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả nguồn lực của các thành viên bên trong tổ chức và được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục đích nhất định. Nhân lực khác với các nguồn lực khác của tổ chức do chính bản thân của con người. Nhân viên có các năng lực, đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành các nhóm hội, các tổ chức công đoàn để bảo về quyền lợi của họ, có thể đánh giá và đặt câu hỏi đối với hoạt động của các nhà quản trị, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc tác động của môi trường xung quanh.
b. Khái niệm về nhân lực trong bệnh viện
Theo Tổ chức Y tế thế giới,nhân lực y tế được định nghĩa là tất cả mọi người tham gia vào các hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khỏe của người dân.
Trong luận văn này sử dụng khái niệm nhân lực y tế là những người tham gia vào hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho con người, trong đó bao gồm người cung ứng trực tiếp dịch vụ y tế, người làm công tác quản lý, người không chuyên nhưng làm trong cơ sở y tế,…
1.1.3. Khái niệm bố trí và sử dụng nhân lực trong bệnh viện
Bố trí và sử dụng nhân lực là sự sắp xếp, phân công lao động và quản trị lao động nhằm giải quyết 3 mối quan hệ cơ bản sau:
- Người lao động và đối tượng lao động.
- Người lao động và máy móc thiết bị.
- Người lao động với người lao động trong quá trình lao động.
Bố trí và sử dụng nhân lực trong bệnh viện là quá trình sắp đặt nhân lực vào những vị trí, khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân lực nhằm gắn với nhiệm vụ của bệnh viện.
Bên cạnh đó, bố trí lao động là sự phân công thành những phần việc khác nhau theo số lượng và tỷ lệ nhất định phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cơ sở y tế. Trên cơ sở đó bố trí nhân sự cho từng công việc phù hợp với khả năng và sở trường của họ.
1.2.Đặc điểm và yêu cầu với nhân lực trong bệnh viện
1.2.1.Phân loại nhân lực trong bệnh viện
Nhân lực trong bệnh viện có thể chia ra thành 2 nhóm
1.2.1.1. Nhân lực chuyên môn
- Bác sĩ: Là người tốt nghiệp đại học y khoa, có nhiệm vụ khám, chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị.
- Dược sĩ: Là những người thực hành nghề dược (làm công tác chuyên môn về dược hoặc hành nghề dược) trong ngành y tế. Họ cũng tham gia vào quá trình quản lý bệnh tật qua việc tối ưu hóa và theo dõi việc điều trị dùng thuốc hoặc giải thích các tác dụng của thuốc lâm sàng, thông qua kết hợp với các nhân viên y tế khác.
- Dược tá: Là nhân viên sơ cấp ngành dược, người pha chế dược phẩm dưới sự chỉ đạo của dược sĩ và cấp phát thuốc cho các khoa phòng, bệnh nhân.