Luận văn thạc sỹ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty cổ phần xử lý chất thải xây dựng và đầu tư phát triển môi trường Hà Nội
Hoạt động tổ chức tại Công ty cổ phần xử lý chất thải xây dựng và đầu tư phát triển môi trường Hà Nội mặc dù cơ cấu bộ máy đã hoàn chỉnh, nhưng việc phân quyền hay ủy quyền của lãnh đạo tới nhân viên cấp dưới chưa thực sự chặt chẽ và rõ ràng, dẫn tới các nhiệm vụ thực hiện trong Doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Bởi lẽ, công ty không có tách riêng biệt bộ phận Nhân sự, mà nhân viên liên quan đến các vấn đề về tuyển dụng, đào tạo nằm trong phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng lao động tiền lương.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.. vii
- Lý do chọn đề tài 1
- Tổng quan tình hình nghiên cứu. 2
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 8
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8
- Phương pháp nghiên cứu. 9
- Kết cấu của luận văn. 11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP. 12
1.1.2. Nhân lực trong doanh nghiệp. 13
1.1.3. Chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp. 14
1.1.4. Nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp. 14
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp. 16
1.3. Nội dung hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp. 21
1.3.1. Tuyển dụng nhân lực có chất lượng. 21
1.3.2. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực. 22
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp. 26
1.4.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. 26
1.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. 31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ CHẤT THẢI XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI 35
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xử lý chất thải xây dựng và đầu tư phát triển Hà Nội 35
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Công ty. 35
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty. 36
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. 40
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015 - 2017. 42
2.2.1. Thực trạng chất lượng nhân lực của công ty theo các tiêu chí đánh giá. 44
2.2.2. Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty. 58
2.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 68
2.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. 69
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân. 75
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ CHẤT THẢI XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI 79
3.1. Mục tiêu phát triển và định hướng nâng cao chất lượng nhân lực của Công ty đến năm 2025 79
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Công ty đến 2025. 79
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng nhân lực của Công ty đến 2025. 80
3.2.1. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng nhân lực có chất lượng. 82
3.2.2. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực. 84
3.2.3. Chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người lao động. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 95
PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC
PHỤ LỤC: TỔNG HỢP KẾT QUẢ THU THẬP KHẢO SÁT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT |
NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ |
|
|
CBCNV |
Cán bộ công nhân viên |
CLNL |
Chất lượng nhân lực |
ĐH |
Đại học |
ĐT |
Đào tạo |
ĐVT |
Đơn vị tính |
NCCLNL |
Nâng cao chất lượng nhân lực |
NL |
Nhân lực |
NLĐ |
Người lao động |
THNL |
Thu hút nhân lực |
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Phân loại sức khỏe theo thể lực. 19
Bảng 2.1. Số lượng nhân lực phân theo trình độ tại Công ty năm 2017. 41
Bảng 2.2. Năng lực máy móc, thiết bị của Công ty năm 2017. 41
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2015 - 2017. 41
Bảng 2.4. Cơ cấu trình độ lao động công ty giai đoạn 2015 - 2017. 44
Bảng 2.6. Chiều cao của nhân lực trong công ty năm 2017. 52
Bảng 2.7. Cơ cấu cân nặng nhân lực của Công ty năm 2017. 53
Bảng 2.8. Tình hình sức khỏe của công nhân lao động trực tiếp. 54
Bảng 2.9. Kết quả điều tra nhận thức về ý thức kỷ luật, tác phong của CBNV công ty. 55
Bảng 2.10. Thái độ tại nơi làm việc của khối lao động trực tiếp. 57
Bảng 2.11. Các tiêu chuẩn tuyển dụng chung của Công ty. 60
Bảng 2.13. Cơ cấu đào tạo tính theo nội dung đào tạo. 64
Bảng 2.14. Tiền lương của CBNV công ty giai đoạn 2014 - 2017. 66
Bảng 2.15. Tự đánh giá của nhân viên Công ty giai đoạn năm 2015-2017. 70
Bảng 2.16. Đánh giá hài lòng về môi trường làm việc của lao động trong công ty. 72
Biểu đồ 2.3. Trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ khối lao động của Công ty năm 2017 47
Hình 2.2. Nhân lực lao động phân theo trình độ học vấn của. 45
Hình 2.3 Chiều cao của nhân lực trong Công ty năm 2017. 52
Hình 2.4. Tình hình sức khỏe của công nhân lao động trực tiếp tại Công ty năm 2017. 54
MỞ ĐẦU
“Thời gian qua, sự hội nhập kinh tế sâu và rộng cùng với biến động không ngừng của nền kinh tế - xã hội, đó vừa là cơ hội vừa là những thách thức vô cùng to lớn đối với sự phát triển quốc gia nói chung và sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Trong các nguồn lực để tạo ra sự phát triển thì nguồn lực con người luôn là nguồn lực quan trọng nhất. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Hiện nay, với nền kinh tế tri thức, yếu tố con người luôn được coi là có vai trò hết sức quan trọng và quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng sở hữu được đội ngũ nhân lực có chất lượng và sử dụng hiệu quả nhân lực đó. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp muốn tạo dựng, duy trì và phát triển một đội ngũ nhân lực đủ về số lượng và tốt về chất lượng thì việc nâng cao chất lượng nhân lực là một công tác cần quan tâm hàng đầu.
Bên cạnh đó, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống: tăng cường sức khỏe, mở rộng tri thức, nâng cao trình độ tay nghề không những chỉ do yêu cầu của sản xuất mà là do nhu cầu xuất phát từ chính bản thân con người muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, muốn có cơ hội thăng tiến và phát triển, muốn có một vị trí xứng đáng trong xã hội. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nhân lực không chỉ xuất phát từ yêu cầu của sản xuất mà còn xuất phát từ chính nhu cầu của con người, điều đó tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng nhân lực hiện nay.
Trước sự đổi mới tổ chức quản lý và phát triển kinh tế xã hội, cơ hội kinh doanh ngày càng được cởi mở. Bên cạnh những cơ hội là những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần xử lý chất thải xây dựng và đầu tư phát triển môi trường Hà Nội trong quá trình hoạt động cũng đã gặp phải không ít khó khăn, đối đầu với nhiều thách thức, trong đó không thể không nhắc đến khó khăn trong vấn đề chất lượng nhân lực, một nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Chỉ khi có được một đội ngũ nhân lực có chất lượng thì doanh nghiệp mới có được nguồn lực chính để phát huy sức mạnh to lớn đưa doanh nghiệp đi đến phát triển bền vững. Trong quá trình tìm hiểu thực tế công tác nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty, mặc dù công ty đã thực hiện một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực, nhưng cho đến nay công tác nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty vẫn còn một số điểm bất cập làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp.”
Xuất phát từ tầm quan trọng về khoa học và về thực tiễn của việc quản lý, sử dụng nhân lực, luận văn đã quyết định lấy đề tài là: Công ty Cổ phần xử lý chất thải xây dựng và đầu tư phát triển môi trường Hà Nội là một công ty trong ngành nghề xử lý, tiêu hủy rác thải. Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Cụ thể: Công tác hoạch định nhân sự chưa được chú trọng, do đó chưa có những mô tả công việc hay tiêu chuẩn công việc ban đầu để làm cơ sở cho tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra kiểm soát nhân lực. Chẳng hạn, không có mô tả công việc rõ ràng cho nhân viên xử lý môi trường, bởi đặc thù số lượng mỗi vị trí chỉ khoảng 3-4 người nên đến nay vẫn chưa có bản mô tả công việc cụ thể cho vị trí nhân viên môi trường. Ngoài ra, đội vệ sinh công cộng đang chủ yếu là công nhân thời vụ tùy thuộc vào số lượng dự án phát sinh, không yêu cầu về trình độ cho nên gần như việc xây dựng những yêu cầu trong công tác tuyển dụng trở nên đơn giàn và ít được chú trọng.
Hoạt động tổ chức tại Công ty cổ phần xử lý chất thải xây dựng và đầu tư phát triển môi trường Hà Nội mặc dù cơ cấu bộ máy đã hoàn chỉnh, nhưng việc phân quyền hay ủy quyền của lãnh đạo tới nhân viên cấp dưới chưa thực sự chặt chẽ và rõ ràng, dẫn tới các nhiệm vụ thực hiện trong Doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Bởi lẽ, công ty không có tách riêng biệt bộ phận Nhân sự, mà nhân viên liên quan đến các vấn đề về tuyển dụng, đào tạo nằm trong phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng lao động tiền lương.
Việc đánh giá nhân lực tại Công ty dựa nhiều trên đánh giá chủ quan từ các lãnh đạo cấp trên. Phòng lao động và tiền lương chưa có văn bản hay biểu mẫu đánh giá chung từ phía nhân viên . Do đó tính tương tác hai chiều chưa có…. Vì vậy, với những tồn tại chưa được giải quyết đó, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty cổ phần xử lý chất thải xây dựng và đầu tư phát triển môi trường Hà Nội” để làm luận văn nghiên cứu.
Sự phát triển bền vững của mỗi nghiệp nói riêng phụ thuộc lớn vào việc đầu tư khai thác và có hiệu quả vai trò nhân tố con người.
Nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng nhân lực luôn là đề tài được nhiều nhà khoa học ở tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về vấn đề này.
Lê Thị Ái Lâm (2013), “Phát triển nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo – Kinh nghiệm Đông Á”, NXB Khoa học xã hội. Cuốn sách đã giới thiệu các thành tựu đạt được của nhóm nước trong khu vực trong phát triển nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Các chính sách thành công về giáo dục và đào tạo của các nước Đông Á là giải pháp quan trọng trong cung cấp nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa. Đó cũng là bài học cho Việt Nam trong sự nghiệp phát triển nhân lực.
Trịnh Thị Yến (2013), Luận văn thạc sỹ “Đào tạo và phát triển nhân lực lại công ty Bảo Việt Phú Thọ”, Đại học Huế. Tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng đào tạo và phát triển tại công ty, đưa ra các giải pháp mang tính định hướng chung, cùng các giải pháp thiết thực đối với công ty trong giai đoạn 2013- 2015. Qua luận văn này tác giả đã trình bày được thực trạng đào tạo và phát triển nhân lực đồng thời cũng đề xuất những giải phải nhằm giúp hoạt động này phát triển tốt hơn và phù hợp hơn trong tương lai.
Nguyễn Bá Hưởng (2012), Luận văn thạc sỹ “Quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Hồng Hà”, Đại học Kinh tế TP HCM. Tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng quản trị nhân lực tại công ty với các nội dung liên quan đến kế hoạch hóa nhân lực, tuyển dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, tạo động lực và kiểm tra đánh giá. Tác giả đã làm rõ được vấn đề nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình hiện nay của công ty Hồng Hà. Tác giả cũng đã nghiên cứu các cơ sở lý luận về quản trị nhân lực và ứng dụng chúng vào tình hình thực tế của công ty.”
“Nguyễn Minh Hiếu (2016), Luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển nhân lực tại Công ty CP XNK khoáng sản Hà Nam”, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã hệ thông hóa các lý luận chung về công tác phát triển nhân lực của doanh nghiệp; phân tích thực trạng phát triển nhân lực của công ty từ năm 2014 - 2016 và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển nhân lực tại đây. Tác giả cũng nhấn mạnh trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt, vấn đề nhân lực là vấn đề then chốt đối với mọi doanh nghiệp Việt Nam, nhưng tại đây còn vướng mắc một số bất cập do các chính sách nhân lực, còn phụ thuộc theo quy định từ phía trên Tập đoàn. Với đề tài này trước khi đi vào nghiên cứu tác giả cũng đã tìm hiểu kỹ các cơ sở lý luận rồi mới áp dụng chúng vào thực trạng hiện tại của công ty.
Lê Thị Mỹ Linh (2013), luận văn thạc sỹ “Phát triển nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”, đại học Đà Nẵng. Đề tài hệ thống hóa được các lý luận về phát triển nhân lực trong doanh nghiệp, phân tích và đề xuất các giải pháp, kiến nghị phát triển nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chỉ mới nghiên cứu chung cho vấn đề phát triển nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa tập trung nghiên cứu cụ thể cho doanh nghiệp nào. Một số giải pháp mà đề tài đưa ra rất phù hợp và có thể ứng dụng vào công ty cổ phần xử lý chất thải xây dựng và đầu tư phát triển môi trường Hà Nội trong thời buổi hội nhập.”
Trần Minh Luyến (2015), Luận văn thạc sỹ“Nâng cao chất lượng nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”, Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, nội dung nâng cao chất lượng nhân lực trong quá trình hội nhập kinh tế. Trên cơ sở này, tác giả luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn từ năm 2004-2008 và đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đinh Văn Toàn (2010) Luận văn thạc sỹ “ Nâng cao chất lượng nhân lực tại tập đoàn điện lực Việt Nam”, Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng nhân lực, đánh giá chất lượng