Luận văn thạc sỹ Phát triển nhân lực tại công ty Cổ phần Tập đoàn TMS
“Nguồn lực con người luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất và là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. Điều đó càng thể hiện rõ nét hơn trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay khi nền kinh tế nào dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế gần đây cũng chỉ ra rằng động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là yếu tố nhân lực.
Trong thời đại ngày nay, nhân lực được coi là một “tài nguyên” đặc biệt, một nguồn lực quan trọng của sự phát triển. Chính vì lẽ đó, việc phát triển nhân lực, phát đang chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố đảm bảo chắc chắn nhất cho sự tăng trưởng bền vũng của doanh nghiệp.”
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và nội dung này chưa từng được ai khác công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Dũng
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức thực tế quý báu và bổ ích của chương trình đào tạo, sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo Trường Đại học Thương mại, Ban lãnh đạo công ty cổ phần tập đoàn TMS.
Với tình cảm và lòng biết ơn, tôi xin trân trọng cảm ơn các thày, cô giáo trong Trường Đại học Thương mại, đặc biệt là TS. ............... đã dành nhiều thời gian và giúp đỡ tận tình với những nhận xét và góp ý quý báu để luận văn được hoàn thành tốt hơn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cổ phần tập đoàn TMS, các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp số liệu, thông tin để tôi hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè cùng khóa đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.
Do thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo cũng như toàn thể bạn đọc.
Tác giả
MỤC LỤC
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 10
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 10
6. Đóng góp chủ yếu của luận văn. 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 13
1.1. Các khái niệm cơ bản về phát triển nhân lực trong doanh nghiệp. 13
1.1.2 Khái niệm phát triển nhân lực. 15
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực của doanh nghiệp. 17
1.3. Các biện pháp phát triển nhân lực trong doanh nghiệp. 26
1.3.1 Thông qua tuyển dụng nhân lực. 26
1.3.2 Thông qua bố trí – sử dụng nhân lực. 27
1.3.3 Thông qua đào tạo – bồi dưỡng nhân lực. 29
1.3.4 Thông qua đánh giá thực hiện công việc. 31
1.3.5 Thông qua đãi ngộ nhân lực. 32
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực trong doanh nghiệp. 34
1.4.1. Nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp. 34
1.4.2. Nhân tố môi trường bên trong doanh nghiệp. 36
1.5. Kinh nghiệm phát triển nhân lực từ các doanh nghiệp. 37
1.5.1 Kinh nghiệm của tập đoàn Sam Sung. 37
1.5.2. Kinh nghiệm của công ty TNHH Sanko Mold Việt Nam.. 38
1.5.3 Bài học kinh nghiệm về phát triển nhân lực cho Công ty cổ phần Tập đoàn TMS. 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TMS. 42
2.1. Khái quát về công ty Cổ phần Tập đoàn TMS. 42
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần Tập đoàn TMS. 42
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Tập đoàn TMS. 44
2.1.3. Về chức năng, nhiệm vụ của CTCP Tập đoàn TMS. 46
2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần tập đoàn TMS. 46
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần tập đoàn TMS giai đoạn 2015 – 2017 49
2.2. Thực trạng phát triển nhân lực tại công ty Cổ phần tập đoàn TMS. 50
2.2.1. Thực trạng phát triển về số lượng nhân lực. 50
2.2.2. Thực trạng phát triển chất lượng tuyển dụng. 55
2.2.3. Thực trạng phát triển nhân lực theo cơ cấu lao động. 57
2.3. Thực trạng các biện pháp phát triển nhân lực tại CTCP Tập đoàn TMS. 62
2.3.1. Thông qua bố trí sử dụng nhân lực tại công ty. 62
2.3.4. Thông qua đãi ngộ nhân lực tại Công ty. 81
2.4. Đánh giá nhân tố ảnh hưởng phát triển nhân lực tại Công ty. 89
2.4.1. Những nhân tố bên trong. 89
2.4.2. Những nhân tố bên ngoài 91
2.5. Đánh giá chung về phát triển nhân lực công ty Cổ phần tập đoàn TMS. 93
2.5.1. Những kết quả đạt được. 93
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 94
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TMS. 97
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển nhân lực của công ty Cổ phần tập đoàn TMS. 97
3.1.1 Quan điểm của đảng về phát triển nhân lực và nhân lực doanh nghiệp. 97
3.1.2 Định hướng phát triển kinh doanh của công ty. 99
3.1.3 Định hướng phát triển nhân lực của công ty. 101
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện phát triển nhân lực công ty Cổ phần tập đoàn TMS. 104
3.2.1 Kế hoạch hóa nhân lực công ty phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện. 104
3.2.2 Thu hút, tuyển dụng lao động đảm bảo đúng nguyên tắc và chất lượng cao. 105
3.2.3 Đảm bảo sử dụng hiệu quả nhân lực công ty. 110
3.2.4 Đổi mới và hoàn thiện hoạt động đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nhân lực công ty 112
3.2.5 Hoàn thiện chế độ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. 116
3.2.6 Tăng cường năng lực lãnh đạo của đội ngũ quản lý công ty. 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 121
Sơ đồ 1.1: Tiến trình bố trí và sử dụng nhân lực. 29
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của công ty CP tập đoàn TMS. 45
Sơ đồ 2.2: Các bước tuyển dụng lao động công ty. 51
Bảng 2.1: Tỷ lệ huy động vốn của công ty cổ phần tập đoàn TMS từ năm 2015 – 2017. 47
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn năm 2017 của công ty cổ phần tập đoàn TMS. 48
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần tập đoàn TMS giai đoạn 2015 – 2017 49
Biểu đồ 2.1: Tình hình phát triển nhân lực của CTCP tập đoàn TMS từ năm 2015 -2017. 54
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo tính chất, trình độ học vấn của công ty cổ phần tập đoàn TMS 57
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi của công ty cổ phần tập đoàn TMS. 59
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo vị trí công việc của công ty cổ phần tập đoàn TMS. 60
Bảng 2.7: Công tác bố trí nhân sự tại công ty công ty cổ phần tập đoàn TMS giai đoạn 2015 – 2017 62
Bảng 2.8: Tình hình thuyên chuyển công tác theo vị trí làm việc của công ty từ năm 2015 – 2017 65
Bảng 2.9: Tình hình thuyên chuyển công tác theo khu vực địa lý của công ty từ năm 2015 – 2017 66
Bảng 2.10: Tình hình sử dụng nhân sự thuê ngoài của công ty từ năm 2015 – 2017. 66
Bảng 2.11: Công tác bố trí, sử dụng lao động tại công ty cổ phần tập đoàn TMS. 67
Bảng 2.12: Kết quả Đánh giá về phân công lao động tại công ty cổ phần tập đoàn TMS 67
Bảng 2.20: Tiền lương của nhân viên công ty giai đoạn 2015 – 2017. 83
Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng về chế độ tiền lương của cán bộ nhân viên công ty. 84
Bảng 2.21: Số lượng nhân viên được khen thưởng tại công ty trong giai đoạn 2015– 2017. 86
Bảng 2.22: Kết quả bổ nhiệm cán bộ giai đoạn 2015-2017. 87
Bảng 2.23: Mức độ hài lòng về cơ chế thăng tiến của nhân viên tại công ty cổ phần tập đoàn TMS 88
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu lao động đến năm 2020 101
PHẦN MỞ ĐẦU
“Trong thời đại hiện nay con người được coi là một “tài nguyên” đặc biệt, một nguồn lực quan trọng của sự phát triển. Do đó phát triển con người chiếm vị trí trung tâm trong phát triển nguồn lực. Việc đầu tư phát triển con người là đầu tư chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Mục tiêu chính của PTNNL nhằm sử dụng tối đa NNL hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua giúp NLĐ hiểu rõ hơn về công việc, trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao, thí độ làm việc độc lập tự giác, nâng cao khả năng thích ứng của họ với công việc dự kiến trong tương lai.”
“Đối với công ty Cổ phần tập đoàn TMS – TMS Group cũng vậy, phát triển nhân lực được đưa vào mục tiêu chung của doanh nghiệp. TMS Group hiện nay hoạt động kinh doanh đa ngành trong các lĩnh vực: Bất động sản, Cung ứng nhân lực Quốc tế, Du học, Tuyển dụng nhân sự trực tuyến và Tuyển dụng nhân sự cao cấp trong nước. Với mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và Khu vực trong các lĩnh vực: Cung ứng Nhân lực, Giáo dục và Đầu tư Bất động sản, TMS Group đã thực hiện nhiều chiến lược khác nhau mà trong đó chiến lược phát triển nhân lực là chiến lược trọng yếu, luôn luôn được công ty quan tâm và định hướng gắn liền với chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.”
“Đứng trước sự trưởng thành của công ty và các thách thức không ngừng từ môi trường kinh tế hội nhập, nhân lực phải liên tục có sự thay đổi, đáp ứng cả về nhu cầu số lượng lẫn chất lượng. Cũng như các doanh nghiệp khác, các cán bộ công nhân viên của công ty cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng thêm các kiến thức mới để luôn luôn là chỗ dựa nòng cốt cho sự phát triển lớn mạnh của công ty.”
“Có thể nói, sau gần 15 năm trưởng thành, TMS Group đạt được sự lớn mạnh như ngày hôm nay đã phần nào thể hiện được các triết lý quản trị nhân lực đúng đắn của mình. TMS Group luôn luôn có yêu cầu cao đối với cán bộ công nhân viên cả về đạo đức lẫn trình độ chuyên môn. Để đáp ứng được điều đó, công ty TMS đã phát triển nhân lực có tính định hướng và đã đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, đứng trước nền kinh tế hội nhập quốc tế, TMS Group phải vươn lên không ngừng, nhân lực TMS Group cũng phải đề cao yêu cầu không ngừng và các giải pháp phát triển nhân lực vẫn còn có những hạn chế khách quan, chủ quan và cần phải đạt được hiệu quả chất lượng tốt hơn nữa. Đứng trước tình hình đó, cần có sự nghiên cứu nghiêm túc và hệ thống việc phát triển nhân lực, nó sẽ giúp cho giải quyết được bài toán nhân lực đáp ứng sự phát triển lớn mạnh của công ty.”
Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “Phát triển nhân lực tại công ty Cổ phần Tập đoàn TMS“ làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sỹ của mình. Tác giả tập trung luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực của công ty Cổ phần tập đoàn TMS.
“Trong những năm gần đây, vấn đề phát triển nhân lực đã thu hút không ít sự quan tâm các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt các nhà nghiên cứu, các viện, các trường đại học. Đã có rất nhiều công trình khoa học được công bố trên các sách báo, tạp chí, yêu cầu về phương hướng, giải pháp phát triển nhân lực và sử dụng nhân lực có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội”
“Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm làm chủ biên (1996), cuốn “ Phát triển nhân lực – kinh nghiệp thế giới và thực tiễn nước ta“. Cuốn sách giới thiệu về kinh nghiệm phát triển nhân lực phạm vi quốc gia, trong đó có chính sách phát triển nhân lực của một số nước trên thế giới. Với tài liệu này, tác giả tham khảo những giải pháp liên quan đến phát triển trí lực và thể lực đối với nhân lực của nước ta nói riêng và một số kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài nói riêng.
Viện Kinh tế Thế giới (2003),“Phát triển nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo – Kinh nghiệm Đông Á“, cuốn sách đã giới thiệu các thành tựu đạt được của nhóm nước trong khu vực phát triển nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Các chính sách thành công về giáo dục và đào tạo của các nước Đông Á là giải pháp quan trọng trong cung cấp nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là bài học cho Việt Nam trong sự nghiệp phát triển nhân lực. Từ việc tham khảo tài liệu này, tác giả chọn lọc những thông tin về các giải pháp giáo dục đào tạo của các nước Đông Á trong thời kỳ công nghiệp hóa. Cụ thể về giải pháp cử nhân lực đi đào tạo tại các quốc gia tiến bộ và phương pháp đào tạo hiệu quả từ giải pháp này được ứng dụng khi triển khai tại các doanh nghiệp hiện nay.
TS. Trần Thị Nhung và PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng đồng chủ biên (2005), cuốn “Phát triển nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay“ . Các tác giả đã phân tích hiện trạng phát triển nhân lực, các phương thức đào tạo lao động chủ yếu trong các công ty Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay. Tác giả đã nêu ra một số gợi ý và kiến nghị về sự phát triển nhân lực ở Việt Nam nói chung và trong các công ty nói riêng trong thời gian tới. Với tài liệu này, tác giả tham khảo về thực trạng chung trong phát triển nhân lực của các doanh nghiệp, đồng thời tham khảo về kinh nghiệm phát triển nhân lực các công ty Nhật Bản, qua đó nghiên cứu áp dụng với công ty cổ phần tập đoàn TMS.”
“Trịnh Thị Yến (2013), Luận văn thạc sỹ “Đào tạo và phát triển nhân lực lại công ty Bảo Việt Phú Thọ”, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng đào tạo và phát triển tại công ty, đưa ra các giải pháp mang tính định hướng chung, cùng các giải pháp thiết thực đối với công ty trong giai đoạn 2013- 2015. Qua luận văn này tác giả đã trình bày được thực trạng đào tạo và phát triển nhân lực đồng thời cũng đề xuất những giải phải nhằm giúp hoạt động này phát triển tốt hơn và phù hợp hơn trong tương lai.
Nguyễn Bá Hưởng (2012), Luận văn thạc sỹ “Quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Hồng Hà”, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng quản trị nhân lực tại công ty với các nội dung liên quan đến kế hoạch hóa nhân lực, tuyển dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, tạo động lực và kiểm tra đánh giá. Tác giả đã làm rõ được vấn đề nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình hiện nay của công ty Hồng Hà. Tác giả cũng đã nghiên cứu các cơ sở lý luận về quản trị nhân lực và ứng dụng chúng vào tình hình thực tế của công ty.”
“Nguyễn Minh Hiếu (2016), Luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển nhân lực tại Công ty CP XNK khoáng sản Hà Nam”, tác giả đã hệ thông hóa các lý luận chung về công tác phát triển nhân lực của doanh nghiệp; phân tích thực trạng phát triển nhân lực của công ty từ năm 2014 - 2016 và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển nhân lực tại đây. Tác giả cũng nhấn mạnh trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt, vấn đề nhân lực là vấn đề then chốt đối với mọi doanh nghiệp Việt Nam, nhưng tại đây còn vướng mắc một số bất cập do các chính sách nhân lực, còn phụ thuộc theo quy định từ phía trên Tập đoàn. Với đề tài này trước khi đi vào nghiên cứu tác giả cũng đã tìm hiểu kỹ các cơ sở lý luận rồi mới áp dụng chúng vào thực trạng hiện tại cyar công ty.
Lê Thị Mỹ Linh (2013), luận văn thạc sỹ “Phát triển nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”. Đề tài hệ thống hóa được các lý luận về phát triển nhân lực trong doanh nghiệp, phân tích và đề xuất các giải pháp, kiến nghị phát triển nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chỉ mới nghiên cứu chung cho vấn đề phát triển nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa tập trung nghiên cứu cụ thể cho doanh nghiệp nào. Một số giải pháp mà đề tài đưa ra rất phù hợp và có thể ứng dụng vào doanh nghiệp TMS trong thời buổi hội nhập.”
“Hầu như các tác phẩm, bài đăng, những kết quả được nghiên cứu về nhân lực mới chỉ đề cập tới những vấn đề chung của nhân lực, và mới chỉ từng bước giải quyết tháo gỡ những khó khăn trước mắt của những vấn đề cơ bản này. Đã có nhiều công trình liên quan đến nội dung phát triển nhân lực trong doanh nghiệp nhưng vẫn chưa được nghiên cứu và đề cập đến phát triển nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn TMS. Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các tác giả đi trước, luận văn tập trung phân tích luận giải những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp cụ thể phát triển nhân lực cho công ty Cổ phần tập đoàn TMS trong giai đoạn hiện naY.”
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
“Qua cơ sở lý luận về phát triển nhân lực và phân tích thực trạng phát triển nhân lực tại công ty Cổ phần tập đoàn TMS luận văn đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác phát triển nhân lực tại doanh nghiệp.”
-
- Nhiệm vụ nghiên cứu
“Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung giải quyết 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về phát triển nhân lực doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nhân lực công ty Cổ phần tập đoàn TMS
- Tổng hợp những quan điểm, định hướng về phát triển nhân lực và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác phát triển nhân lực công ty Cổ phần tập đoàn TMS.”
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
“Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là phát triển nhân lực doanh nghiệp.”
-
- Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tại Công ty Cổ phần tập đoàn TMS. Luận văn tập trung vào thực trạng và những giải pháp có thể phát triển nhân lực của TMS.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển nhân lực công ty năm 2015, 2016, 2017.
- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
“Thông qua các báo cáo thường niên của doanh nghiệp năm 2015, 2016, 2017 thu thập các dữ liệu liên quan đến thực trạng phát triển nhân lực để đánh giá sự thay đổi.”
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
“Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn.
- “Phương pháp bảng hỏi bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở giúp điều tra thông tin chính xác và khách quan. Nội dung các câu hỏi dựa trên thông tin cần thiết phục vụ nghiên cứu phát triển nhân lực tại Công ty. Nhân viên của công ty trực tiếp tham gia trả lời các nội dung trong bảng hỏi, dự kiến phát ra 100 phiếu và thu về khoảng 95 phiếu.”
- “Phương pháp phỏng vấn được thực hiện qua phỏng vấn cá nhân (Personal Interviews) đến đội ngũ nhân viên, người phỏng vấn và người được phỏng vấn gặp gỡ trực tiếp để trao đổi các thông tin. Thông tin được cung cấp liên quan đến phát triển nhân lực tại Công ty. Việc gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Phương pháp phỏng vấn đến nhân viên bộ phận nhân sự của Công ty”. Bao gồm:
- Anh Nguyễn Anh Tuyền – giám đốc nhân sự
- Chị Hoàng Hải Yến – phó giám đốc nhân sự
- Anh Trần Quốc Anh – trưởng phòng nhân sự
- Chị Đỗ Thanh Thúy là Phó trưởng phòng bộ phận nhân sự
- Chị Hoàng Thị Quỳnh, anh Hoàng Thành Trung, anh Nguyễn Duy Hải, và Nguyễn Thị Thảo - chuyên viên.
“Với các đối tượng trên là những người nắm rõ về định hướng và quy trình thực hiện với đội ngũ nhân lực của công ty hiện nay, việc phỏng vấn họ sẽ mang lại kết quả chính xác và rõ ràng cần thiết nhất cho luận văn.”
-
- Phương pháp xử lý dữ liệu
- Phương pháp tổng hợp
Bằng các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được, sẽ tiến hành tổng hợp và đưa ra các số liệu cung cấp cho nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh
Với kết quả tổng hợp trên, tiến hành so sánh giữa các năm, nhận xét sự chênh lệch và chỉ ra nguyên nhân chênh lệch đó.
- Đóng góp chủ yếu của luận văn
- Về lý luận
Kết quả nghiên cứu hệ thống hoá những lý luận cơ bản liên quan đến nhân lực và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp.
-
- Về thực tiễn
“Đánh giá thực trạng nhân lực và phát triển nhân lực; phân tích những cơ hội và thách thức, những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động phát triển nhân lực của công ty Cổ phần tập đoàn TMS. Đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực công ty Cổ phần tập đoàn TMS.
Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo về vấn đề phát triển nhân lực cho các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần tập đoàn TMS nói riêng. Đồng thời, còn giúp tác giả có những trải nghiệm, nghiên cứu thực tiễn về hoạt động liên quan đến phát triển nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn TMS.”
Chương 1: Cơ sở lý luận phát triển nhân lực trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng phát triển nhân lực công ty Cổ phần tập đoàn TMS
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển nhân lực công ty Cổ phần tập đoàn TMS
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Các khái niệm cơ bản về phát triển nhân lực trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm nhân lực
“Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời phát triển nhân l