Luận văn thạc sỹ Quan hệ lao động tại công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất

Quan hệ lao động là hệ thống các mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động diễn ra trong quá trình phát sinh quan hệ mua – bán sức lao động, xoay quanh các vấn đề về: công việc, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Quan hệ lao động có thể là mối quan hệ giữa các cá nhân là người lao động với cá nhân là người sử dụng lao động – gọi là quan hệ lao động cá nhân; cũng có thể là mối quan hệ giữa tập thể người lao động với tập thể người sử dụng lao động – trong đó nhất thiết phải có chủ thể đại diện cho tập thể đó-  gọi là quan hệ lao động tập thể.

Như vậy, xét theo khái niệm về quan hệ lao động, có thể chỉ ra hai nhóm chủ thể quan hệ lao động trong doanh nghiệp

pdf 103 trang | Chia sẻ: admin | Ngày: 10/08/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0 download
Bạn đang xem trước 26 trang tài liệu Luận văn thạc sỹ Quan hệ lao động tại công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

LI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ với đề tài “Quan hệ lao động tại công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của chính bản nhân tôi.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 18  tháng 12 năm 2018

Tác giả luận văn

 

Phạm Trọng Khiêm

 

 

LI CẢM ƠN

 

Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Nhà trường, các Thầy giáo, Cô giáo tại khoa Sau Đại học - Trường Đại học Thương mại và các thầy giáo, cô giáo là giảng viên đã trang bị những kiến thức về lý luận và thực tiễn, đồng thời đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thanh Hải đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn tới Ban Lãnh đạo cùng toàn thể các đồng nghiệp tại Công ty cổ phần Chuyển phát nhanh hợp nhất đã tạo mọi điều kiện thuân lợi, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, số liệu trong quá trình nghiên cứu tại đơn vị.

Tác giả rất mong muốn nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn bè đồng nghiệp quan tâm để tác giả tiếp tục hoàn thiện luận văn.

Trân trọng cảm ơn!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

MỤC LỤC.. 0

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.. 4

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ.. 5

MỞ ĐẦU.. 6

1. Lý do chọn đề tài 6

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7

3.  Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 7

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 8

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 8

6.Đóng góp mới của đề tài 9

7. Kết cấu luận văn. 9

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP. 10

1.1. Các khái niệm cơ bản. 10

1.1.1. Quan hệ lao động. 10

1.1.2. Quan hệ lao động   12

1.1.3. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp  13

1.1.4. Phát triển quan hệ lao động trong doanh nghiệp  13

1.2. Các yếu tố cấu thành QHLĐ   14

1.2.1. Các chủ thể quan hệ lao động trong doanh nghiệp  14

1.2.2. Cơ chế tương tác quan hệ lao động trong doanh nghiệp  15

1.2.3. Các hình thức tương tác quan hệ lao động trong doanh nghiệp  16

1.3. Các tiêu chí đánh giá QHLĐ trong doanh nghiệp  17

1.3.1. Năng lực của chủ thể người lao động  18

1.3.2. Năng lực của tổ chức đại diện cho người lao động  20

1.3.3. Năng lực của chủ thể người sử dụng lao động  21

1.3.4. Kết quả hoạt động đối thoại xã hội trong doanh nghiệp  23

1.3.5. Kết quả hoạt động thương lượng tập thể trong doanh nghiệp  25

1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển quan hệ lao động  trong doanh nghiệp  28

1.4.1. Luật pháp về quan hệ lao động  28

1.4.2. Sự phát triển của thị trường lao động  28

1.4.3.Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp  29

1.4.4.Chính sách nhân lực của doanh nghiệp  30

1.4.5. Văn hoá doanh nghiệp  31

1.5. Một số kinh nghiệm phát triển quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam   32

1.5.1. Kinh nghiệm của Công ty điện lựcVĩnh Long  32

1.5.2. Công ty TNHH điện tử Foster Bắc Ninh  33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHUYỂN PHÁT NHANH HỢP NHẤT   35

2.1. Khái quát về công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất 35

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất 35

2.1.2. Bộ máy tổ chức  37

2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh  37

2.2. Thực trạng các yếu tố cấu thành quan hệ lao động tại công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất 38

2.2.1. Các chủ thể quan hệ lao động trong công ty CP Chuyển phát nhanh Hợp Nhất 39

2.2.2. Cơ chế tương tác quan hệ lao động tại công ty CP Chuyển phát nhanh Hợp Nhất 42

2.2.3. Các hình thức tương tác quan hệ lao động tại công ty CP Chuyển phát nhanh Hợp Nhất 43

2.3. Cáctiêu chí đánh giá quan hệ lao động trong công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất 44

2.3.1.Năng lực của chủ thể người lao động  44

2.3.2. Năng lực của tổ chức đại diện cho người lao động (Công đoàn)  48

2.3.3. Năng lực của chủ thể người sử dụng lao động  49

2.3.4. Kết quả hoạt động đối thoại xã hội trong công ty CP Chuyển phát nhanh Hợp Nhất 54

2.3.5. Kết quả hoạt động thương lượng tập thể trong doanh nghiệp  59

2.4. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển quan hệ lao động tại công ty CP Chuyển phát nhanh Hợp Nhất 64

2.4.1. Luật pháp về quan hệ lao động tại Việt Nam   64

2.4.2. Sự phát triển của thị trường lao động ở nước ta  66

2.4.3. Chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty  67

2.4.4. Văn hoá công ty  67

2.4.5. Đặc thù sản phẩm và hoạt động kinh doanh  69

2.5. Đánh giá chung về quan hệ lao động tại công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất 70

2.5.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân  70

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP CHUYỂN PHÁT NHANH HỢP NHẤT   74

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển quan hệ lao động của công ty đến năm 2020  74

3.1.1 Định hướng phát triển chung  74

3.1.2 Mục tiêu phát triển chủ yếu  74

3.2. Quan điểm phát triển quan hệ lao động của công ty CP Chuyển phát nhanh Hợp Nhất 75

3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển quan hệ lao động tại công ty CP Chuyển phát nhanh Hợp Nhất 77

3.3.1. Nâng cao năng lực các chủ thể quan hệ lao động trong công ty  77

3.2.3. Ký kết HĐLĐ và thỏa ước lao động đúng trình tự  83

3.2.4.Tăng cường các hoạt động đối thoại xã hội trong công ty  85

3.2.5. Giải quyết tranh chấp lao động thấu tình đạt lý  87

3.2.6. Nhóm các giải pháp khác  89

3.3. Một số kiến nghị 91

KẾT LUẬN.. 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 96

PHỤ LỤC 1: 97

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG (ÁP DỤNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG). 97

 

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 

TT

Ký hiệu từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

3

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

4

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

5

HNC

Công ty CP Chuyển phát nhanh Hợp Nhất

6

ILO

Tổ chức lao động Quốc tế

7

NLĐ

Người lao động

8

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

9

QHLĐ

Quan hệ lao động

10

TCLĐ

Tranh chấp lao động

11

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

12

TƯLĐTT

Thỏa ước lao động tập thể

 

 

 

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1. Nhóm tiêu chí đánh giá quan hệ lao động trong doanh nghiệp.....................18

Bảng 2.1.Bảng thống kê doanh thu, khách hàng và nhân sự..........................................36

Bảng 2.2. Bảng thống kê về tỉ lệ lao động ngoại tỉnh của HNC.....................................40

Bảng 2.3. Nhận thức của NLĐ về các nhóm lợi ích doanh nghiệp mang lại.................40

Bảng 2.4. Thống kê về trình độ lao động tại công ty CP Chuyển phát nhanh Hợp

Nhất từ năm 2010 đến năm 2013....................................................................................66

Bảng 2.5. Nhận thức của NLĐ về khả năng phát triển của công ty................................47

Bảng 2.6. Nhận thức của NLĐ về cơ hội thăng tiến trong 5 năm tới.............................48

Bảng 2.7. Thông tin của người lao động về Công đoàn trong công ty...........................49

Bảng 2.8. Thống kê về tỉ lệ nghỉ việc các năm từ 2010 đến 2013..................................58

Bảng 2.9. Thống kê về thâm niên làm việc đến tháng 12/2013......................................59

Bảng 2.10. Thống kê biến động nhân sự các năm từ 2010 đến 2013.............................61

Bảng 2.11. Các giải pháp phát triển quan hệ lao động công ty CP Chuyển phát

nhanh Hợp Nhất.............................................................................................................94

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cấu trúc quan hệ lao động..................................................................15

Biểu đồ 2.1. Thống kê số vụ tranh chấp lao động giai đoạn 2010 – 2013...................58

 

 

 

 

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thực tiễn đã khẳng định con người là nguồn lực quan trọng, có tính quyết định và là yếu tố bền vững trong mọi tổ chức. Tuy nhiên, làm thế nào để có và duy trì được nguồn lực đó phục vụ cho tổ chức thì không phải là vấn đề đơn giản. Để có thể thu hút, duy trì, phát triển và sử dụng yếu tố con người một cách có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống quản lý nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, làm cơ sở nền tảng cho quá trình triển khai các hoạt động chính của doanh nghiệp.

Đặc biệt các doanh nghiệp cần có một chế độ đãi ngộ thoả đáng để NLĐ tận tâm tận lực cống hiến cũng như gắn bó lâu dài với tổ chức, đồng thời làm cho mọi người trong tổ chức chủ động phối hợp với nhau để hoàn thành mục tiêu chung. Đây là những vấn đề mà bất cứ nhà quản trị nào cũng nhận thức được. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không ít doanh nghiệp không thu hút được hoặc nếu thu hút được lao động giỏi thì lại không giữ chân được hoặc không khai thác được hết khả năng của họ.

Rõ ràng, điều này phụ thuộc chủ yếu vào chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp có thỏa đáng hay không. Sự thỏa đáng này phải đứng cả về góc độ NLĐ và doanh nghiệp, nghĩa là NLĐ thấy thỏa đáng trong phạm vi chấp nhận được của doanh nghiệp. Khi lợi ích các bên bị xâm phạm thì mối quan hệ giữa NLĐ và doanh nghiệp sẽ đổ vỡ hoặc rạn nứt làm giảm hiệu quả hoạt động. Vấn đề đặt ra ở đây là, cần phải có cơ sở để giải quyết hài hoà những quan hệ lợi ích trong tổ chức, đặc biệt là lợi ích kinh tế giữa NLĐ và doanh nghiệp theo đúng xu hướng vận động của các quy luật khách quan. Muốn vậy, cần tạo một nền tảng để trên cơ sở đó các doanh nghiệp giải quyết được hài hòa các mối quan hệ phát sinh giữa NLĐ và NSDLĐ. Đó là việc giải quyết tốt các QHLĐ trong quá trình quản trị doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy có một điểm chung là công tác quản lý trong các DN hiện nay chưa được đổi mới nhiều, đặc biệt là công tác quản lý sử dụng nguồn nhân lực chưa thực sự hiệu quả. Đây là nguyên nhân của một loạt các vấn đề làm giảm sút tinh thần làm việc, không yên tâm công tác, thiếu tinh thần trách nhiệm…dẫn đến hoạt động của tổ chức kém hiệu quả. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao tinh thần làm việc và ý thức trách nhiệm trong công việc của NLĐ. Tạo động lực trong lao động. Phát huy tối đa nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có những đánh giá, phân tích để đưa ra cách thức giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa người mua và bán sức lao động, nghĩa là hoàn thiện QHLĐ trong doanh nghiệp.

Quan hệ lao động có vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động về mọi mặt

Thứ nhất: Về thu nhập: QHLĐ phản ánh được một chiến lược và chính sách sử dụng nhân lực hợp lí của doanh nghiệp. Điều đó làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, từ đó, việc phân phối thu nhập cho người lao động cũng được trả công xứng đáng, phù hợp với hao phí sức lao động

Thứ hai: Điều kiện làm việc: Một công việc tốt là một công việc không chỉ có thu nhập tốt mà điều kiện làm việc tối ưu. Điều đó được thể hiện thông qua các tiêu chí: an toàn vệ sinh lao động, chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý, bầu không khí làm việc thân ái, các hoạt động văn hóa tinh thần được đáp ứng ở mức tương đối...Môi trường làm việc như vậy chỉ có được khi quan hệ lao động  , tiến bộ. Ngược lại, một môi trường quan hệ lao động thiếu tính  , thường xuyên xảy ra các xung đột, người lao động sẽ không được đảm bảo các vấn đề về sức khỏe, thể lực và thiếu không gian để sáng tạo.

Thứ ba: Cơ hội nghề nghiệp. Trong môi trường làm việc có quan hệ lao động  , người lao động được phát huy đúng khả năng của mình, được tôn trọng và sáng tạo. Ở đó, người lao động được quyền quyết định các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của bản thân mình như: thỏa thuận về mức lương, kí kết hợp đồng lao động đúng hạn...Người lao động từ đó sẽ yên tâm công tác, cống hiến và sáng tạo để xây dựng cho mình cơ hội thăng tiến trong công việc.

Đối với người sử dụng lao động: Quan hệ lao động giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, khi tỉ lệ biến động nhân sự thấp, doanh nghiệp không mất nhiều chi phí tuyển dụng, đào tạo, năng suất lao động và môi trường làm việc ổn định, như vậy sẽ giúp doanh nghiệp sớm đạt được mục tiêu mà mình đặt ra.

Quan hệ lao động giúp tăng năng suất lao động, khi người lao động hài lòng với môi trường làm việc, mong muốn cống hiến và gắn bó với doanh nghiệp tăng cao, người lao động sẽ ý thức được việc tăng năng suất lao động cũng là tăng thu nhập, ổn định đời sống của chính họ.

Đối với doanh nghiệp, quan hệ lao động còn mang lại cho doanh nghiệp thế mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường lao động cũng như thị trường nói chung. Bởi quan hệ lao động được đánh giá là ổn định, nghĩa là doanh nghiệp đó không vi phạm các tiêu chuẩn về lao động, pháp luật về lao động, tạo được sức hút với người lao động trên thị trường và sức hút từ các nhà đầu tư, thiện cảm với khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đối với xã hội: Doanh nghiệp duy trì được quan hệ lao động sẽ góp phần vào ổn định xã hội do: Cân bằng trong cung – cầu lao động khi người lao động không nghỉ việc, thất nghiệp thường xuyên, các tệ nạn xã hội theo đó cũng được hạn chế.

Bên cạnh đó, các tranh chấp lao động hạn chế, sẽ làm cho môi trường đầu tư nâng cao được tính cạnh tranh và thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư.

Nếu quan hệ lao động các doanh nghiệp , nhà nước sẽ không mất nhiều chi phí bỏ ra để tổ chức các cuộc hòa giải, xử lý hoặc khắc phục các sự cố. Giúp năng suất lao động trong xã hội ổn định, thu nhập, và dân trí cũng được nâng lên.Vì vậy, đối với các doanh nghiệp may nói riêng và đối với cả ngành may mặc Việt Nam nói chung, quan hệ lao động là vấn đề vô cùng quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Qua quá trình học tập tại trường, xuất phát từ những thực tế khảo sát, tìm hiểu công tác tạo động lực cho người lao động đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động tại công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất, tác giả nhận thấy còn tồn tại rát nhiều khó khăn mà công ty gặp phải, do đó ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nhân lực nói chung, đến đời sống người lao động nói riêng. Đó cũng là lý do tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là: “ Quan hệ lao động tại Công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất”.

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nội dung của QHLĐ là rất rộng, khá phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều yếu tố tác động. Mặt khác, tình hình QHLĐ trong các DN có nhiều diễn biến phức tạp hơn về số vụ, nguyên nhân và tính chất. Nội dung này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo ở cấp địa phương và cấp quốc gia và một số nghiên cứu liên quan đến đề tài, cụ thể như:

Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Việt Hằng (2004), “Một số  vấn đề  về quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở việt nam trong thời kỳ Chuyển đổi kinh tế”, trường Đại học Kinh tế TP HCM. Luận án đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về quan hệ lao động, đồng thời chỉ ra được các thực trạng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Luận án đề xuất 5 giải pháp cụ thể và có chiều sâu cho các doanh nghiệp nhưng giá trị ứng dụng của luận án chỉ hiệu quả nhất cho giai đoạn 2004 – 2010, xét đến những năm sau 2010 thì có sự biến động lớn về các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật, giáo dục,…khiến cho các giải pháp dường như không còn hiệu quả.

Luận văn thạc sỹ, “Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (Lê Thị Mỹ Linh, 2015), ĐH Kinh tế quốc dân. Tác giả đã khái quát hóa và phát triển những vấn đề lý luận liên quan đến quan hệ lao động; đã nghiên cứu và tìm hiểu được kinh nghiệm quốc tế về vấn đề quan hệ lao động cho DNNVV; chỉ ra những ưu, nhược điểm của hoạt động quan hệ lao động trong DNNVV và tìm ra các nguyên nhân của thực trạng đó và khuyến nghị những giải pháp thúc đẩy quan hệ lao động. Tuy nhiên, với luận văn này thì đang phân tích, đánh giá và có những giải pháp chung cho các doanh nghiệp, nhưng chưa có đánh giá hay đưa giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp nào.

Luận văn thạc sỹ, “Quan hệ lao động tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ Hoàng Long” (Trần Khắc Cường, 2017), đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đi sâu khai thác, ngoài việc hoàn thiện hơn lý thuyết về quan hệ lao động, tác giả đã phân tích thực trạng về quan hệ lao động của doanh nghiệp trong giai đoạn 2014 – 2016, và từ đó chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hơn nữa, đã đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện quan hệ lao động tại công ty trong thời gian tới.””

Luận văn thạc sỹ, “Quan hệ lao động tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Tuấn Minh” (Hoàng Như Yến, 2016), đại học Lao động – Xã hội. Luận văn đã đưa ra những cơ sở lý luận cơ bản về quan hệ lao động, đưa ra tình hình chung của công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Tuấn Minh cũng như thực trạng về quan hệ lao động, đưa ra những đánh giá khách quan về kết quả cũng như hạn chế quan hệ lao động, từ đó đưa ra biện pháp để xây dựng quan hệ lao động cho công ty từ nay đến 2020.

Luận văn thạc sỹ, “Quan hệ lao động tại công ty TNHH du lịch Á Đông” (Trần Tuấn Kiệt, 2016), đại học Lao động – Xã hội. Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở lý luận về quan hệ lao động, đưa ra những phân tích đánh giá về quan hệ lao động tại công ty, và cũng có những giải pháp thiết thực để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công tác quan hệ lao động trong thời gian tới.

Có rất nhiều nghiên cứu về quan hệ lao động của doanh nghiệp, tuy nhiên, khi nghiên cứu về quan hệ lao động tại công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất thì chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Ngoài ra, nhìn chung các nghiên cứu đã phân tích thực trạng các vấn đề về QHLĐ và đưa ra được mô hình về hệ thống QHLĐ của Việt Nam tiếp cận theo phương pháp định tính, thống kê mô tả mà chưa đưa ra được mô hình theo phương pháp nghiên cứu định lượng.  Xuất phát từ lỗ hổng nghiên cứu này, tôi muốn xây dựng mô hình nghiên cứu về yếu tố QHLĐ có tác động như thế nào đối với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp theo phương pháp nghiên cứu định lượng đối với công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất.

  1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển quan hệ lao động tại công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất trong thời gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

  • Hệ thống hóa và tổng hợp cơ sở lý luận về quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
  • Phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ lao động tại công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất, chỉ ra các điểm thành công và hạn chế.
  • Đề xuất các giải pháp khả thi và phù hợp để phát triển quan hệ lao động   tại công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất.
  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ lao động trong doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu:

-  Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan tới quan hệ lao động và các biện pháp phát triển quan hệ lao động.

-  Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ lao động tại Công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất.

-  Về thời gian: Các số liệu chủ yếu được lấy trong giai đoạn đoạn cho đến nay. Thời gian tiến hành điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp từ tháng 10/2018 đến tháng 11/2018.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên đề ra, luận văn đã sử dụng các phương pháp nhằm thu thập và xử lý dữ liệu.

Phương pháp thu thập dữ liệu

     Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

  • Phương pháp phiếu điều tra bảng hỏi
  • Mục tiêu: Thu thập các thông tin và số liệu được thu thập qua điều tra bằng phương pháp bảng hỏi.
  • Nội dung: Gồm nhóm câu hỏi trong đó có các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và kết cấu hỏi đóng mở. Các câu hỏi tập trung thu thập các thông tin sơ cấp về chất lượng nhân lực, các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực trong công ty.
  • Đối tượng điều tra: các cán bộ nhân viên trong công ty, những người được phát phiếu bao gồm: trưởng phòng nhân sự, trưởng các bộ phận chức năng, nhân viên ở các bộ phận khác nhau trong công ty.
  • Số lượng: 200 phiếu

     Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập các dữ liệu thứ cấp qua các thông tin khoa học trong các công trình nghiên cứu nhân lực, phát triển nhân lực, thông tin và số liệu thống kê từ các báo cáo của Công ty giai đoạn 2015- 2017.

     Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

              Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp này để xử lý kết quả điều tra phỏng vấn

              Phương pháp so sánh: Nhằm xử lý các dữ liệu thứ cấp thu được

     Sau khi thu thập được các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, sử dụng các phần mềm ứng dụng như word, excel, so sánh, lập biểu đồ, xử lý các dữ liệu và đồng thời sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, hệ thống logic để phân tích và đưa ra các nhận định kết luận.

              Phương pháp tổng hợp: Rút ra các kết luận cần thiết cho đề tài bằng việc tiến hành đánh giá một cách tổng quát nhất các dữ liệu thứ cấp thu được, sau đó tiến hành tổng hợp lại.

  1. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quan hệ lao động trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quan hệ lao động trong công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất

Chương 3: Giải pháp phát triển quan hệ lao động   tại công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất.

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Quan hệ lao động

Có nhiều quan điểm và khái niệm về quan hệ lao động đã được đưa ra bởi các tổ chức và chuyên gia về quan hệ lao động.

Theo định nghĩa về quan hệ lao động của ILO: “Quan hệ lao động là những mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa những người lao động và sử dụng lao động tại nơi làm việc, cũng như các mối quan hệ giữa các đại diện của họ với Nhà nước. Những mối quan hệ như thế xoay quanh các khía cạnh luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học và bao gồm cả những vấn đề như tuyển mộ, thuê mướn, sắp xếp công việc, đào tạo, kỷ luật, thăng chức, buộc thôi việc, kết thúc hợp đồng, làm ngoài giờ, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, giáo dục, y tế, vệ sinh, giải trí, chỗ ở, chỗ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép, các vấn đề phúc lợi cho người thất nghiệp, ốm đau, tai nạn, tuổi cao và tàn tật”.

Theo Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), được qui định tại khoản 6 điều 3: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động „. Như vậy, qua cách định nghĩa về Quan hệ lao động của Bộ luật, có thể nắm được bản chất của quan hệ lao động là bắt nguồn từ việc “thuê mướn, sử dụng, trả lương„ và các chủ thể của quan hệ lao động bao gồm: Người sử dụng lao động và người lao động.

Theo cách tiếp cận của TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn (2014), Trường Đại học Thương Mại: “Quan hệ lao động là hệ thống tương tác giữa các chủ thể (Người lao động  hoặc tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động và Nhà nước) nảy sinh từ quá trình thuê mướn lao động để đạt được lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội dựa trên cơ sở pháp luật. Cùng với khái niệm này, tác giả cũng đã đưa ra cấu trúc của quan hệ lao động bao gồm 3 thành phần: Các chủ thể của quan hệ lao động (Người lao động và tổ chức đại diện người lao động; Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động; Nhà nước); Cơ chế tương tác của quan hệ lao động (Cơ chế hai bên, Cơ chế ba bên); Hình thức tương tác của quan hệ lao động (Đối thoại xã hội, thương lượng, tranh chấp lao động).

Như vậy, xét về bản chất, có thể định nghĩa về quan hệ lao động như sau:

Quan hệ lao động là hệ thống các mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động diễn ra trong quá trình phát sinh quan hệ mua – bán sức lao động, xoay quanh các vấn đề về: công việc, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Quan hệ lao động có thể là mối quan hệ giữa các cá nhân là người lao động với cá nhân là người sử dụng lao động – gọi là quan hệ lao động cá nhân; cũng có thể là mối quan hệ giữa tập thể người lao động với tập thể người sử dụng lao động – trong đó nhất thiết phải có chủ thể đại diện cho tập thể đó-  gọi là quan hệ lao động tập thể.

Luận văn liên quan