Luận văn thạc sỹ Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Mục tiêu của thạc sĩ quản lý giáo dục
-
Mục tiêu chung:
Đào tạo những cán bộ quản lý giáo dục chất lượng cao, có thể quản lý cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo, tổ chức giáo dục và có thể nghiên cứu khoa học giáo dục, giải quyết tốt các vấn đề thực tế.
-
Mục tiêu cụ thể:
Chương trình thạc sĩ quản lý giáo dục trang bị cho người học những kiến thức hiện đại về khoa học giáo dục, kiến thức chuyên sâu về các chuyên ngành quản trị giáo dục như: quản trị học, quản lý kinh doanh trong nhà trường, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất, quản lý chất lượng giáo dục, chất lượng của đào tạo, quản lý thay đổi, quản lý văn hóa tổ chức của trường ...; giúp người học nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý, khả năng nghiên cứu khoa học trong quản lý giáo dục, thích ứng tốt với sự đổi mới và phát triển giáo dục ở Việt Nam và trên thế giới.
MỤC LỤC Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SƠ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC .................. 7
1.1. Tổng quan về nghiên cứu......................................................................... 7
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài .................................................. 7
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước.................................................... 10
1.2. Các khái niệm chính của đề tài .............................................................. 14
1.2.1. Xã hội hóa giáo dục .................................................................... 14
1.2.2. Quản lí công tác xã hội hoá giáo dục.......................................... 18
1.3. Công tác xã hội hóa giáo dục trong trường Tiểu học............................. 21
1.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục và xã hội hóa
giáo dục ...................................................................................... 21
1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục ...................... 23
1.3.3. Mục tiêu của công tác xã hội hóa giáo dục................................. 24
1.3.4. Những nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội hoá giáo dục...... 25
1.4. Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học ........................ 30
1.4.1. Mục đích quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu
học .............................................................................................. 30
1.4.2. Nội dung quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các địa
phương........................................................................................ 31
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục miễn phí
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa giáo dục ở
trường tiểu học............................................................................ 33
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 35
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA
GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC
HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG.......................... 36
2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và giáo
dục cấp Tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ............................ 36
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát ............................................................. 39
2.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học
thuộc huyện Tam Bình ......................................................................... 43
2.3.1. Sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo
dục .............................................................................................. 43
2.3.2. Mục tiêu của công tác xã hội hóa giáo dục................................. 44
2.3.3. Nội dung cơ bản của công tác xã hội hóa giáo dục .................... 45
2.3.4. Kết quả công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học ...... 47
2.3.5. Những khó khăn, hạn chế trong công tác xã hội hóa giáo
dục ở các trường tiểu học ........................................................... 48
2.4. Thực trạng quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu
học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ........................................ 49
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lí công tác xã hội hóa giáo
dục ở các trường tiểu học ........................................................... 49
2.4.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý công tác xã hội hóa giáo
dục ở các trường tiểu học ........................................................... 50
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở
các trường tiểu học ..................................................................... 64
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản
lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học ................ 65
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lí công tác xã hội hóa giáo dục
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục miễn phí
ở các trường tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ............ 66
2.5.1. Thành công ................................................................................. 66
2.5.2. Mặt hạn chế ................................................................................ 67
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................... 67
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 69
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA
GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC
HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG......................... 70
3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp........................................ 70
3.2. Các biện pháp quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường
tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ................................. 72
3.2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo
dục về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác xã hội
hóa giáo dục................................................................................ 72
3.2.2. Nâng cao năng lực quản lí công tác xã hội hóa giáo dục cho
Hiệu trưởng trường tiểu học ....................................................... 74
3.2.3. Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách thực hiện công tác xã hội
hóa giáo dục ở các trường tiểu học ở các cấp chính quyền ........ 78
3.2.4. Tăng cường trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường và
các lực lượng tham gia xã hội hóa giáo dục ............................... 79
3.2.5. Vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách và các chế định về
quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học.............. 81
3.3. Thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí
được đề xuất ......................................................................................... 82
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93
PHỤ LỤC
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục miễn phí
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH Ban chấp hành
BP Biện pháp
CBGV-NV Cán bộ giáo viên - nhân viên
CBQL Cán bộ quản lí
CSVC Cơ sở vật chất
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
GD Giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GV Giáo viên
HS Học sinh
HSDTTS Học sinh dân tộc thiểu số
HĐND Hội đồng nhân dân
Nxb Nhà xuất bản
QLGD Quản lí giáo dục
TH Tiểu học
TW Trung ương
UBDS Ủy ban dân số
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
XHH Xã hội hóa
XHHGD Xã hội hóa giáo dục.
BTVH Bổ túc văn hóa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục miễn phí
Bảng 2.1. Số trường tiểu học của huyện Tam Bình trong ba năm học 2015
- 2016; 2016 - 2017; 2017 - 2018 .............................................. 38
Bảng 2.2. Thông tin cơ bản về đối tượng khảo sát ...................................... 42
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát ý kiến về sự cần thiết của công tác XHHGD
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ............................................... 43
Bảng 2.4. Kết quả trưng cầu ý kiến về tầm quan trọng của công tác
XHHGD ................................................................. 44
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát ý kiến về mục tiêu của công tác XHHGD ...... 44
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát ý kiến về nội dung cơ bản công tác XHHGD .. 45
Bảng 2.7. Kết quả công tác xã hội hóa giáo dục ......................................... 47
Bảng 28. Kết quả khảo sát kiến về mức độ tham gia của các cá nhân, tổ
chức đối với công tác XHHGD ở trường tiểu học ...................... 50
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát ý kiến về tình hình hoạt động của Ban đại
diện cha mẹ học sinh ở trường TH .................................. 53
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát ý kiến về sự tương tác hai chiều giữa Nhà
trường - Gia đình - Xã hội trong các hoạt động của nhà trường.. 54
Bảng 2.11. Kết quả trưng cầu ý kiến về đa dạng hóa loại hình trường lớp
và hình thức giáo dục cấp TH ........................................ 56
Bảng 2.12. Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ và hình thức thực hiện của
địa phương với công tác XHHGD TH .............................. 58
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát ý kiến về việc thực hiện công tác XHHGD ở
trường TH trong thời gian qua ....................................... 60
Bảng 3.1. Về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp ...................... 83
DANH MỤC CÁC HÌNH
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục miễn phí
Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Vĩnh Long và vùng nghiên cứu huyện Tam
Bình, 2018................................................................................37
Hình 2.2. Số lượng học sinh và giáo viên (a); Số lượng lớp học, số
lớp có dạy tiếng anh và số lượng trường học (b) ở huyện
Tam Bình từ 2014-2018...........................................................38
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục miễn phí
Biểu đồ 3.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp ........................... 84
Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp............................................ 85
1
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục miễn phí
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục là một hiện tượng vĩnh hằng trong lịch sử phát triển của xã hội
loài người. Vai trò của giáo dục – đào tạo đối với sự phát triển của đất nước
đã được Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh trong các văn bản chỉ đạo, đặc
biệt là từ khi có Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 2,
khoá VIII khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng
lợi phải phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố
cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững...Cùng với khoa học và công
nghệ giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu” (Chính phủ 2005).
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng
của giáo dục và đào tạo đồng thời xác định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư
phát triển giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày
4/11/2013 của Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành TW khóa XI về “Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nhiệp hóa –
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế” đã xác định rõ các quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục
và đào tạo trong thời gian tới; các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư từ
nguồn ngân sách Nhà nước và đổi mới chính sách, cơ chế tài chính để huy
động sự tham gia đóng góp của xã hội vào phát triển giáo dục và đào tạo.
Trên tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều giải pháp chiến lược,
trong đó công tác xã hội hóa giáo dục được coi là một giải pháp giữ vai trò
chủ yếu trong quá trình phát triển sự nghiệp GD&ĐT.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có ý nghĩa rất to lớn, mở
ra một thời kỳ mới, thời kỳ phát triển đất nước trong những thập kỷ đầu của
thế kỷ 21. Về giáo dục, Đại hội khẳng định: “Tiếp tục quán triệt quan điểm
giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong
phát triển giáo dục và đào tạo... Hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp
để bảo vệ sự nghiệp giáo dục phát triển ổn định... Đẩy mạnh công tác xã hội
2
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục miễn phí
hoá phát triển giáo dục và đào tạo. Huy động và sử dụng mọi nguồn lực cho
giáo dục và đào tạo”. Do đó, hơn lúc nào hết công tác xã hội hóa giáo dục
phải trở thành phong trào rộng lớn, mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo
dục phát triển đáp ứng được mục tiêu chiến lược của đất nước trong thời kỳ
công nhiệp hóa – hiện đại hóa. Xác định công tác xã hội hóa giáo dục là vận
động, tổ chức sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục
nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục. Xã hội hoá và đa dạng
hoá các hình thức quản lí công tác giáo dục cho phép mở rộng các nguồn đầu
tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực, trí lực trong xã hội để phát triển
giáo dục; phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo
điều kiện cho các công tác quản lí giáo dục được phát triển mạnh mẽ và bền
vững.
Thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được sự phát triển
của đất nước. Vấn đề đặt ra là phải đổi mới giáo dục. Muốn làm cho giáo dục
trở lại với bản chất xã hội đích thực của nó và phù hợp với tình hình thực tiễn
của đất nước ta phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, cần huy động sức
mạnh tổng hợp của nhân dân của cộng đồng xã hội. Làm sao cho mỗi con
người đều được hưởng thụ thành quả từ giáo dục và ngược lại mọi người cũng
phải có trách nhiệm chăm lo giáo dục, đóng góp sức lực, trí tuệ, tài lực cho
giáo dục.
Xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm và sự đầu
tư của Nhà nước mà trái lại, Nhà nước thường xuyên tìm thêm các nguồn thu
để tăng tỷ lệ ngân sách chi cho các công tác giáo dục, đồng thời quản lí tốt để
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó. Hiện nay, xã hội hóa giáo
dục Tiểu học trên thực tế chưa phát huy được thế mạnh của nó, bởi vì còn
nhiều thiếu sót trong nhận thức và thực hiện xã hội hóa giáo dục. Có quan
điểm cho rằng xã hội hóa giáo dục Tiểu học chỉ đơn thuần là sự đa dạng hoá
các hình thức đóng góp của nhân dân và xã hội mà ít chú trọng tới nâng mức
hưởng thụ giáo dục của người dân. Vì vậy, có nơi công tác quản lí xã hội hóa
3
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục miễn phí
giáo dục Tiểu học chỉ đơn thuần là huy động cơ sở vật chất, Nhà nước khoán
giáo dục cho dân, ít quan tâm đến sức dân. Trái lại có nơi lại thụ động trông
chờ vào sự bao cấp chủ yếu của nhà nước. Vấn đề đặt ra là phải làm sâu sắc
hơn về lí luận và thực tiễn ở từng địa bàn dân cư để quản lí tốt hơn công tác
xã hội hóa giáo dục Tiểu học.
Từ xưa đến nay, công tác quản lí xã hội hóa giáo dục luôn được Đảng,
Nhà nước, các cấp lãnh đạo địa phương triển khai thực hiện. UBND huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đã ban hành nhiều Nghị quyết, nhiều văn bản quan
trọng triển khai công tác quản lí xã hội hóa giáo dục. Thực tế cho thấy, trong
những năm qua, công tác quản lí xã hội hóa giáo dục ở huyện Tam Bình nói
chung, ở các trường Tiểu học nói riêng đã đạt được kết quả nhất định. Tuy
vậy, vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế; trong đó có công tác quản lí. Xã hội
hóa giáo dục là một công tác quan trọng và cần thiết được nhiều nhà nghiên
cứu, tìm hiểu, đề cập đến nhiều phương diện: Từ hình thức đến mô hình, biện
pháp, hiệu quả hoạt động...nhưng việc tìm hiểu các biện pháp quản lí công
tác xã hội hóa giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh
Long còn ít được nghiên cứu và giải quyết. Quán triệt quan điểm của Đảng,
Nhà nước về vấn đề xã hội hóa giáo dục và vận dụng vào địa bàn huyện Tam
Bình có thể giúp phát triển đồng bộ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đặc biệt
cấp Tiểu học nhằm hạn chế, tháo gỡ những vướng mắc tồn tại, phát huy tiềm
năng của xã hội trong sự nghiệp giáo dục của địa phương. Từ những lí do
trên, người nghiên cứu đã chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lí công tác xã hội
hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh
Long”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và đánh giá thực trạng quản lí công tác
xã hội hóa giáo dục Tiểu học, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lí công tác
xã hội hóa giáo dục ở các trường Tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh
4
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục miễn phí
Long nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường Tiểu học,
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường
Tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các
trường tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Tiểu học tại huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên so
với yêu cầu đổi mới thì hiệu quả chưa cao và còn nhiều bất cập. Nếu xác lập
được các biện pháp tác động đồng bộ lên các nội dung công tác XHHGD
thông qua thực hiện đầy đủ các chức năng quản lí thì có thể nâng cao được
kết quả XHHGD ở các trường Tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác xã hội hóa giáo dục Tiểu học
và quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học.
5.2. Khảo sát thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục Tiểu học ở huyện
Tam Bình và thực trạng quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu
học ở huyện Tam Bình và đánh giá nguyên nhân của thực trạng.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường
Tiểu học.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lí luận, khảo sát thực trạng và đề xuất các
biện pháp quản lí công tác xã hội hóa giáo dục của Hiệu trưởng ở các trường
Tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
6.2. Địa bàn nghiên cứu
5
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục miễn phí
Các trường Tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, bao gồm
các trường: Trường Tiểu học Cái Ngang; trường Tiểu học Mỹ Lộc; trường
Tiểu học Phú Thịnh B; trường Tiểu học Hòa Hiệp; trường Tiểu học Long
Phú.
6.3. Về đối tượng khảo sát
Khảo sát 100% cán bộ quản lí nhà trường (11 người), 15 tổ trưởng
chuyên môn (3 người/trường), 35 giáo viên (7 người/trường)