Luận văn thạc sỹ Quản lý nhà nước về Du lịch ở tỉnh Nghệ An: Thực trạng và giải pháp

Du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói, có tốc độ tăng trưởng cao, là giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, ngành Du lịch ra đời muộn nhưng đã được Đảng và Nhà nước sớm xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, công tác quản lý nhà nước về du lịch được chú trọng tại hầu hết các địa phương trong cả nước. Bài viết tập trung làm rõ khái niệm, vai trò và các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.  

pdf 91 trang | Chia sẻ: admin | Ngày: 16/08/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0 download
Bạn đang xem trước 29 trang tài liệu Luận văn thạc sỹ Quản lý nhà nước về Du lịch ở tỉnh Nghệ An: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đang là yêu cầu tất yếu đối với nhiều quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh phát triển du lịch cần có những giải pháp tối ưu để hạn chế những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Chính vì vậy, quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhà nước thông qua những công cụ quản lý nhất định nhằm tác động tích cực vào các hoạt động du lịch, tạo dựng môi trường pháp lý lành mạnh, giúp ngành Du lịch phát triển theo đúng định hướng và hiệu quả.

Thời gian qua, du lịch Việt Nam được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và sự kỳ vọng của xã hội. Sản phẩm du lịch vẫn chưa thực sự hấp dẫn, khả năng cạnh tranh chưa cao; chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu… Có nhiều nguyên nhân được đưa ra, song chủ yếu vẫn là do các cấp, các ngành chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và hội nhập quốc tế cao; thiếu chính sách quốc gia phù hợp để du lịch phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng hiệu quả còn thấp; công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức[1].

Nhiều trường hợp những hạn chế trong hiệu quả QLNN về du lịch còn xuất phát từ việc chưa nhận thức đầy đủ về mặt lý luận. Mọi lý luận chân chính đều bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn[2]. Do đó, những cơ sở lý luận đúng đắn là rất quan trọng, rất cần thiết trong việc góp phần hình thành nên những giải pháp thực thi và phù hợp. Cụ thể, QLNN về du lịch có những vấn đề lý luận cơ bản như sau:

1. Khái niệm quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về du lịch

1.1. Khái niệm quản lý nhà nước

1.1.1. Quản lý

Cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Laurence Lowell đã nhận xét: “Quản lý là nghiệp xưa nhất và là nghề mới nhất”. Quản lý luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên trên thực tế đã nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Những quan điểm này có lịch sử ra đời khác nhau và gắn với mỗi tổ chức hoạt động trong một lĩnh vực, thậm chí là với mỗi quá trình trong từng tổ chức riêng biệt.

Theo F.W. Taylor, quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết được họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất và rẻ nhất.

Henry Fayol định nghĩa quản lý là một tiến trình bao gồm cả các khâu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nỗ lực của mỗi thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.

Theo Mary Parker Follett, quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con người.

Có tác giả cho rằng quản lý là hoạt động phối hợp các hoạt động chung của một đoàn thể hợp tác nhằm đạt mục tiêu đã định trước.

Từ những điểm chung của các định nghĩa trên, có thể đi đến một khái niệm tổng hợp về quản lý như sau[3]Quản lý là một tất yếu khách quan do lịch sử quy định. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.

Luận văn liên quan