Luận văn thạc sỹ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhân lực tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Quản trị nhân lực là lĩnh vực mà các sự thay đổi trong công nghệ có tác động đến một cách mạnh mẽ. Công nghệ đã làm thay đổi vai trò của việc quản trị nhân lực đến một mức độ lớn hơn. Ngày càng có nhiều chức năng trong phòng nhân sự đang được thực hiện bằng cách tin học hóa để nâng cao hiệu quả quản trị.

Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu của các bên hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư…) của doanh nghiệp.

pdf 125 trang | Chia sẻ: admin | Ngày: 10/08/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0 download
Bạn đang xem trước 33 trang tài liệu Luận văn thạc sỹ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhân lực tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

1.1. Lý luận chung về quản trị nhân lực

1.1.1. Khái niệm quản trị nhân lực

Quản trị nhân lực là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, thể hiện qua sự cách thức, biện pháp hành xử của tổ chức với người lao động.

Quản trị nhân lực được hiểu là một trong các chức năng cơ bản của quá trình quản lý và giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới con người gắn với công việc của họ trong bất cứ tổ chức nào.

Như vậy có thể hiểu: Quản trị nhân lực là quá trình tuyển dụng, bố trí sử dụng nhân lực, phát triển và tạo điều kiện có lợi cho nhân lực trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra của tổ chức đó. (Giáo trình Quản trị Nguồn Nhân lực, TS.Trần Kim Dung, NXB Thống kê)

Ngày nay, quản trị nhân lực là một  mảng chiến lược  ảnh hưởng đến tất cả  các hoạt động triển khai nhân lực nhằm duy trì hoạt động của các tổ chức và nó là một  trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các tổ chức, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, nền kinh tế đa phương, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Nhận biết tổ chức nào đó hoạt động tốt, hiệu quả hay không chính là dựa vào yếu tố lực lượng lao động của tổ chức đó. Thông qua những con người cụ thể với thể lực và tri thức cùng với lòng nhiệt tình, sự cống hiến của họ.

Quản trị nhân lực đề ra: mục tiêu, chính sách, kế hoạch sử dụng nhân lực nhằm đảm bảo phù hợp với công việc, tiến độ, mục tiêu của tổ chức và bố trí phù hợp lực lượng lao động làm việc theo từng vị trí, chức năng.

Bên cạnh đó, quản trị nhân lực đề ra phương hướng hoạt động cho tổ chức nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh thông qua việc xác định những vấn đề liên quan về nhân lực, chiến lược nhân lực. Có thể thấy quản trị nhân lực có liên hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển của tổ chức.

Quản trị nhân lực giúp tìm kiếm, phát hiện và phát triển những hình thức hay những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể nhìn nhận được. Từ đó tạo động lực thúc đẩy người lao động phát huy hết tâm huyết của mình cho tổ chức. Do vậy, có thể khẳng định quản trị nhân lực có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức.

Quản trị nhân lực có những mục tiêu sau:

Mục tiêu xã hội: Tổ chức phải đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của xã hội, tổ chức hoạt động song song vì lợi ích của xã hội, không chỉ là lợi ích của riêng tổ chức.

Mục tiêu của tổ chức: Quản trị nhân lực là tìm cách thích hợp để các bộ phận cũng như toàn bộ tổ chức có được những người làm việc hiệu quả. Quản trị nhân lực tự nó không phải là cứu cánh, nó chỉ là một phương tiện giúp tổ chức đạt được các mục tiêu.

Mục tiêu chức năng và nhiệm vụ: Mỗi bộ phận phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ riêng, vì thế mỗi bộ phận phòng ban phải đóng góp phục vụ cho mục tiêu chung của toàn tổ chức.

Mục tiêu cá nhân: Nhà quản lý phải giúp nhân viên của mình đạt được các mục tiêu cá nhân của họ.Nhà quản lý phải nhận thức rằng nếu lãng quên mục tiêu cá nhân của nhân viên, năng suất lao động sẽ giảm và nhân viên có thể sẽ rời bỏ tổ chức.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành tận tâm với tổ chức.Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tổ chức thì quản trị nhân lực bao gồm việc hoạch định (kế hoạch hóa), tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng, và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức đồng thời đáp ứng các nhu cầu và lợi ích của cá nhân người lao động.

Đi sâu vào việc làm của quản trị nhân lực, người ta còn có thể hiểu quản trị nhân lực làviệc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của nó.

Như vậy, quản trị nhân lực có thể được hiểu như sau: Quản trị nhân lực là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng.

1.1.2. Vai trò của quản trị nhân lực

Bất kỳ một tổ chức nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải hội đủ hai yếu tố, đó là nhân lực và vật lực. Trong đó, nhân lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó.

Một là, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các tổ hức muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tiến tổ chức của mình theo hướng tinh giảm gọn nhẹ, năng động, trong đó yếu tố con người mang tính quyết định.

Con người - với kỹ năng, trình  độ của mình, sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hoá cho xã hội. Quá trình này cũng được tổ chức và điều khiển bởi con người. Con người thiết kế và sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ, kiểm tra chất lượng, đưa sản phẩm ra bán trên thị trường, phân bố nguồn tài chính, xác định các chiến lược chung và các mục tiêu cho tổ chức. Không có những con người làm việc hiệu quả thì mọi tổ chức đều không đạt đến các mục tiêu của mình.

Hai là, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển kinh tế buộc các nhà quản lý phải biết làm cho tổ chức của mình thích ứng. Do đó, việc thực hiện các nội dung hoạch định, tuyển dụng, duy trì, phát triển, đào tạo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con người thông qua tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu đã định trước là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Ba là, quản lý nguồn nhân lực giúp cho nhà quản lý đạt được mục đích, kết quả thông qua người khác. Một nhà quản lý có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh, xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra chính xác, …nhưng nhà quản lý đó vẫn có thể thất bại nếu không tuyển đúng người cho đúng việc, hoặc không biết cách khuyến khích nhân viên làm việc. Để quản lý có hiệu quả, nhà quản lý cần biết cách làm việc và hòa hợp với người khác, biết cách lôi kéo người khác làm cho mình.

Như vậy quản lý nhân lực đóng vai trò trọng tâm trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của các tổ chức, giúp tổ chức có thể tồn tại, phát triển và đi lên trong cạnh tranh. Vai trò trọng tâm này xuất phát từ vai trò của con người: con người là yếu tố cấu thành tổ chức; bản thân con người vận hành chức và con người quyết định sự thắng bại của tổ chức. Chính vì vai trò quan trọng của nhân lực nên quản lý nhân lực là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong mọi tổ chức.

1.1.3. Các hoạt động quản trị nhân lực

1.1.3.1. Tuyển dụng nhân lực

Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm và lựa chọn đúng người để thoả mãn các nhu cầu lao động và bổ sung cho lực lượng lao động hiện có. Mục đích của tuyển dụng là tuyển được nhân viên mới có kiến thức, kỹ năng, năng lực và động cơ phù hợp với các đòi hỏi của công việc và các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

- Các yêu cầu của công việc cần tuyển dụng

Quá trình này thu thập thông tin nhằm xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí làm việc. Quá trình phân tích công việc từng vị trí được tiến hành khá phức tạp bao gồm các bước sau:

Bước 1: Phỏng vấn nhân sự hiện tại đang thực hiện công việc để thu được những thông tin mô tả cụ thể về công việc sẽ cần tuyển dụng thêm nhân sự. Những mô tả này sẽ được sử dụng trong các bước chọn lọc nhân lực.

Bước 2: Điều tra nhân lực hiện tại đang thực hiện công việc về mức độ và tầm quan trọng các nhiệm vụ, yêu cầu công việc cần tuyển dụng.

Bước 3: Lập ma trận kiến thức, kỹ năng, khả năng cần thiết đối với các nhiệm vụ cụ thể của công việc cần tuyển dụng.

- Các hình thức tuyểndụng

Hình thức tuyển dụng nhân lực của tổ chức rất đa dạng. Cụ thể: Thông qua bản thông báo tuyển dụng; Thông qua sự giới thiệu của nhân viên trong tổ chức; Tuyển dụng từ bạn bè, người thân của nhân lực trong nội bộ; Thông qua hội chợ việc làm; Tuyển dụng từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay các trường đào tạo bồi dưỡng nghề; Tuyển dụng từ nhân viên cũ; Tuyển dụng từ khách hàng; Tuyển dụng từ các nguồn khác.

Việc tuyển dụng bao gồm tuyển mộ và tuyển chọn.

Luận văn liên quan