Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương

Cạnh tranh xuất hiện cũng với nền kinh tế thị trường và nó như một tất yếu khách quan không thể xóa bỏ. Đồng thời cạnh tranh cũng là điều kiện thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Đối với các doanh nghiệp cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao uy tín trên thị trường. Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh giúp họ thỏa mãn được nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, chất lượng hàng hóa càng cao ngày càng được định một mức giá phù hợp. Đối với nền kinh tế quốc dân, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để phát huy lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa nền sản xuất xã hội, đó cũng là điều kiện xóa bỏ độc quyền bất hợp lý, xóa bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh, phát huy tính tháo vát và năng động, óc sáng tạo của các doanh nghiệp, gợi mở nhu cầu thông qua việc tạo ra nhiều loại sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đời sống xã hội

pdf 60 trang | Chia sẻ: admin | Ngày: 12/08/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0 download
Bạn đang xem trước 28 trang tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương

1.1.1. Những nét khái quát chung.

- Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

- Lĩnh vực kinh doanh chính: Xây dựng

- Chủ tịch hội đồng quản trị: Đậu Công Dần

- Vốn điều lệ : 6.760.000.000 đồng

(Bằng chữ: Sáu tỷ bảy trăm sáu mươi triệu đồng chẵn)

Mệnh giá cổ phần: 10 000 đồng

Tổng số cổ phần: 67.600

- Trụ sở chính: Xóm 15 - Nghi Kim - Thành Phố Vinh - Nghệ An

Điện thoại: 0383851274                                                       

- Mã số thuế: 2900464801

- Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương được hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 270 257 0042 do Sở kế hoạch và đầu tự Nghệ An cấp ngày 08/6/2008.

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

       Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương tiền thân là  công ty xây dựng Minh Phương thành lập từ  tháng 02 năm 2003 với 11 năm kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng. Công ty đã và đang xây dựng nhiều loại công trình và dự án đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Nghệ An và nhiều địa phương khác. Công ty đã từng bước tạo dựng cho mình truyền thống xây dựng vẻ vang, đảm bảo uy tín và chất lượng với bạn hàng. Lịch sử phát triển của Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương trải qua 2 giai đoạn phát triển:

     * Thời kỳ  từ năm 2003 -2008:

       Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương trước năm 2008 là một doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Về tổ chức bộ máy mới đầu thành lập không có các phòng ban nhiệm vụ, chỉ có một bộ phận văn phòng gồm 3 người ( 1 giám đốc, 1 kế toán, 1 thủ quỹ). Tổng số cán bộ công nhân viên của bộ phần gồm 32 người, công tác tại văn phòng và các công trình của công ty.

       Nhiệm vụ của của công ty trong thời kỳ này là xây dựng các công trình dân dụng, giao thông ( cầu, đường, cống), điện chiếu sáng.....

     * Thời kỳ từ năm 2008 đến nay:

          Tháng 6/2008 công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần theo yêu cầu công việc, đặc điểm và nhu cầu mở rộng ngành nghề kinh doanh theo kịp cơ chế thị trường. Công ty xây dựng Minh Phương đã chuyển thành công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương theo giấy phép kinh doanh số 270 257 042 do Sở kế hoạch đầu tư Nghệ An cấp ngày 8/6/2008.

          Trong giai đoạn từ năm 2008 - 2013, Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương có nhiệm vụ như sau:

         - Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, trạm và đường dây điện , cơ sở hạ tầng và san lấp mặt bằng, chủ yếu trên địa bàn Nghệ An.

          -Là một đơn vị kinh tế có thu mới thành lập, các nguồn lực để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn hạn chế, các công trình thi công chủ yếu còn nhỏ. Văn phòng làm việc và nơi ăn, chốn ở của công nhân ở các công trình còn tạm bợ...

          -Tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty  thời kỳ 2008 - 2013 lao động 210 người, chỉ có 05 kỹ sư xây dựng, 02 kỹ sư giao thông, 06 giám sát công trình và 02 cử nhân tài chính số còn lại hầu hết là công nhân.

        - Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã tập trung sắp xếp bộ máy quản lý, ổn định sản xuất xây dựng quy chế điều hành, lập kế hoạch sản xuất có phương án đầu tư hợp lý. Để phù hợp với tình hình kinh doanh,  Công ty đã đưa ra định hướng và chiến lược kinh doanh mới nhằm cạnh tranh vững chắc trên thị trường xây dựng. Vì vậy công ty từ một doanh nghiệp khó khăn như đã nêu trên, qua một thời gian xây dựng và phát triển công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương đã từng bước ổn định, phát triển một cách vững chắc.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.

Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ, công ty có chức năng và nhiệm vụ sau :

1.2.1. Chức năng

+ Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do công ty đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp.

+ Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng, công nghiệp, làm đèn tín hiệu giao thông, san lấp mặt bằng.

+ Tuân thủ chính sách, chế độ, pháp luật của nhà nước về quản lý quá trính thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng.

+ Quản lý  và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.

+ Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.

+ Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện những quy định của  nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty.

1.2.2. Nhiệm vụ.

+ Huy động và sử dụng vốn hiệu quả trong SXKD nhằm mục tiêu thu được lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.

+  Thực hiện các chương trình dự án , kế hoạch đầu tư, đấu thầu vào các công trình xây dựng, đường giao thông, đèn tín hiệu giao thông, bất động sản, khu chung cư, đất liền kề.

+ Tự thực hiện hoặc liên kết với các đơn vị khác để thực hiện SKXD

1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương.

1.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương

 

 

 

CHỦ TỊCH HỘI ĐỔNG QUẢN TRỊ

Giám đốc công ty

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kế toán tài chính

Phòng kế hoạch kỹ thuật

 

Các đội thi công công trình

 

 

kkffgg

PHÓ GIÁM ĐỐC

Đội 1

Đội 3

 

Đội  2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính )

Cơ cấu tổ chức là yếu tố khá quan trọng  ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ không chỉ tạo thành thế mạnh trong quá trình tồn tại của doanh nghiệp, mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, người đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị, các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc được sắp xếp theo chức năng. Theo kiểu bố trí này, giám đốc là người đóng vai trò chủ đạo và triển khai thực hiện các kế hoạch do chủ tịch hội đồng quản trị đưa ra và được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng, các chuyên gia tư vấn bàn bạc đưa ra phương án tối ưu cho các vấn đề phức tạp.

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cá bộ phân phòng ban.

•  Hội đồng quản trị: là bộ phận có quyền hạn cao nhất, có quyền hạn cao nhất, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi như chiến lược phát triển phương án đầu tư cũng như việc sắp xếp nhân sự của công ty.

• Giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân của công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và pháp luật nhà nước về các quyết định trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

•  Phó giám đốc: giúp việc cho tổng giám đốc điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực được tổng giám đốc phân công giao nhiệm vụ.

• Phòng tổ chức hành chính:  Tham mưu cho giám đốc các công tác sau:

Giải quyết công việc hành chính văn phòng; lên kế hoạch và tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp, quản lý đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sủ dụng lao động hợp lý; tổ chức thực hiện đúng đắn các chế độ, chính sách của nhà nước đối với người lao động; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật, các chế độ đối với người lao động.

• Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý nguồn vốn cụ thể như sau:

+ Trực tiếp xây dựng kế hoạch tài chính kế toán tháng, quý, năm; Lập báo cáo kế toán, quyết toán quý, năm; báo cáo thống kê tháng, quý, năm bảo đảm tính trung thực và chính xác của các số liệu báo cáo.

+ Chủ động lo nguồn vốn, đề xuất phương án huy động nguồn vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý sử dụng các nguồn vốn theo đúng quy định của pháp luật; Kiểm tra việc sử dụng vốn bảo đảm không làm thất thoát vốn, bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả.

+ Xử lý và bảo quản các chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.

+ Phân tích tình hình tài chính của công ty để đề xuất những giải pháp kịp thời cho việc ra quyết định của lãnh đạo.

•  Các đội thi công công trình:

+ Phối hợp với phòng đấu thầu và quản lý công trình xây dựng để triển khai làm hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu.

+ Nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các điều khoản của hợp đồng giao khoán, các quy định về tài chính, quy định về chất lượng, tiến độ và an toàn lao động. Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các chế độ Nhà nước đã được quy định đối với người lao động.

1.4. Đặc điểm một số nguồn lực của công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương.

1.4.1.  Đặc điểm về cơ sở vật chất.

Bảng 1.1: Tài sản cố định hữu hình tại thời điểm 31/12/2013

Đơn vị tính: VNĐ

STT

Tài sản

Nguyên giá (VNĐ)

Giá trị còn lại (VNĐ)

1

Máy móc thiết bị

4.453.030.794

3.685.584.488

2

Nhà cửa, vật kiến trúc

1.554.547.450

1.401.369.631

3

Thiết bị dụng cụ quản lý

146.905.675

95.575.065

4

Phương tiện vận tải truyền dẫn

1.305.662.060

723.705.573

5

Khác

44.819.096

25.421.074

Tổng

7.504.965.075

5.931.643.839

( Nguồn: BCTC năm 2013 của Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương)

 

Bảng 1.2: Tài sản cố định vô hình tại thời điểm 31/12/2013

Đơn vị tính: VNĐ

STT

Tài sản

Nguyên giá (VNĐ)

Giá trị còn lại (VNĐ)

1

Quyền sử dụng đất

1. 212 .424.000

1.193.335.667

2

Phần mềm kế toán, bán hàng

53.000.000

0

3

Khác

21.000.000

9.916.687

Tổng

1.286.424.000

1.203.252.534

( Nguồn: BCTC năm 2013 của Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương).

Nhìn chung công ty đã mua sắm thiết bị đầy đủ phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay, công nghệ phát triển mạnh và yêu cầu của khách hàng ngày càng khắt khe nên công ty cần cải thiện, áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực của mình.

1.4.2. Đặc điểm về nhân sự.

Trong bất kì tổ chức nào, tiềm lực con người đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tổ chức. Đối với công ty công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương cũng vậy. Ban lãnh đạo luôn đánh giá cao vai trò của con người trong mọi hoạt động của công ty, coi đội ngũ công nhân viên của mình là “tài sản quan trọng nhất “ của công ty.

Bảng 1.3: Cơ cấu lao động của Công ty.

Đơn vị tính: Người

CHỈ TIÊU

2011

2012

2013

Số lượng

Tỉ lệ

(%)

Số lượng

Tỉ lệ

(%)

Số lượng

Tỉ lệ

(%)

  1. Theo chức năng

 

 

 

 

 

 

Lao động gián tiếp

20

11,56

22

10,58

25

11,68

Lao động trực tiếp

153

88,44

186

89,42

189

88,32

  1. Theo giới tính

 

 

 

 

 

 

Nam

113

65,32

144

69,23

156

72,90

Nữ

60

34,68

64

30,77

58

27,1

  1. Theo trình độ:

 

 

 

 

 

 

Đại học, cao đẳng

13

7,5

24

11,5

27

12,6

Trung cấp

45

26

49

23,6

52

24,3

Công nhân kỹ thuật sơ cấp

28

16,2

32

15,4

32

15

LĐ phổ thông

87

50,3

103

49,5

103

48,1

Tổng số

173

100

208

100

214

100

  1. Theo tuổi

 

 

 

 

 

 

18-25

28

16,18

40

19,23

45

21,02

26-35

120

69,36

140

67,31

143

66,83

36-45

14

8,09

16

7,69

17

7,95

46-55

10

5,78

11

5,29

9

4,20

55-60

1

0.59

1

0,21

0

0

Trên 60

0

0

0

0

0

0

( Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính)

Đặc thù là một công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư , xây dựng nên số lượng công nhân viên trong công ty khá đông . Từ thông tin từ bảng trên có thể thấy số lượng lao động tăng theo thời gian : năm 2011 là 173 người ,năm 2012 tăng lên 208 người và 214 người năm 2013. Ta cũng thấy  được sự thay đổi cơ cấu lao động theo trình độ học vấn trong công ty đó là tăng lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và giảm các lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật sơ cấp. Cụ thể, năm 2011 lao động có trình độ đại học chiếm tỉ lệ 7,5% đến năm 2013 tăng lên chiếm 12,6%; lao động phổ thông năm 2012 chiếm 50,3% đến năm 2013 giảm còn 48.1%...Qua thông tin bảng trên nhận thấy được đội ngũ lao động của công ty trẻ, nhóm có số lượng lao động cao nhất là 26-35 tuổi ,lao động dưới 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn 90%, và có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2011 lao động dưới 45 tuổi có 162 người chiếm tỷ lệ 93,64%, năm 2012 là 196 người chiếm 94,23% và đến năm 2013  tăng lên con số là 205 người chiếm 95,80%. Đội ngũ lao động trẻ là một trong nhửng thế mạnh của công ty giúp công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Nhóm lao động 26-35 tuổi năm 2012 (140 người) nhiều hơn năm 2011 là 20 người và tính đến năm 2013 tăng lên 143 người chiếm tỷ lệ 66,83% trong tổng lao động năm đó.

 Công ty luôn tự hào là mình có đội ngũ công nhân lành nghề, nhiều thợ giỏi, có kinh nghiệm, tâm huyết với công ty. Chính họ là một phần thương hiệu, uy tín của công ty. Đây cũng là nhân tố giúp công ty ngày càng phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.

1.4.3.  Đặc điểm về tài chính.

Bảng 1.4: Bảng so sánh tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2012 - 2013

Đơn vị tính: VNĐ

 

Chỉ tiêu

 

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch

Số tiền

(VNĐ)

Tỷ lệ (%)

Số tiền

(VNĐ)

Tỷ lệ (%)

Tuyệt đối (VNĐ)

Tương đối(%)

TS ngắn hạn

37.630.574.417

95,98

44.584.613.485

94,05

6.954.039.070

18,48

TS dài hạn

1.577.330.500

4,02

2.818.684.120

5,95

1.241.353.620

78,7

Tổng Tài sản

39.207.904.917

100,0

47.403.297.605

100,0

8.195.392.690

20,9

Nợ phải trả

32.923.675.311

83,97

40.515.154.636

85,5

7.591.479.320

23,06

Vốn CSH

6 284 229 606

16,03

6 888 142 969

14,5

603.913.363

9,61

Tổng NV

39  207 904 917

100,0

47 403 297 605

100,0

8.195.392.690

20,9

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012 và năm 2013)

Theo bảng trên thì tổng nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2012 - 2013 đã tăng lên. Năm 2013 quy mô vốn của doanh nghiệp đã tăng 6.954.039.070 đồng, ứng với số tăng tương đối 18,48%. Có thể công tác huy động vốn của công ty đạt hiệu quả, là tiền đề để công ty mở rông quy mô kinh doanh, đầu thầu thêm nhiều gói thầu mới. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn chiếm 95,98% ( năm 2012) và 94,05%  (năm 2013)  trong tổng tài sản của công ty. Doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn bởi nó thời gian thu hồi nhanh, dễ quy đổi khi cần như vậy khả năng thanh toán của công ty sẽ linh hoạt, kịp thời hơn.

Nợ phải trả của công ty năm 2012 là 32.923.675.911 đồng ( 83,97%)

tăng lên 40.515.154.636 đồng (85,5%)  năm 2013.  Điều đó cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp tăng.

Vốn chủ sở hữu năm 2013 tăng so với năm 2012 là 603.913.363 đồng ứng với số tăng tương đối 9,61%. Tuy tỷ lệ tăng không cao nhưng nó cũng cho thấy năm 2013  tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao hơn năm 2012.

Bảng 1.5: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính năm 2012 - 2013.

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu

Công thức tính

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch

Tỉ suất tài trợ

Vốn CSH/ Tổng NV

16,03

14,53

(1,5)

Tỉ suất đầu tư

Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản

4,02

5,95

1,93

Khả năng thanh toán hiện hành

Tổng tài sản/ Tổng nợ phải trả

1,2

1,08

(0,12)

Khả năng thanh toán nhanh

Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ NH

1,2

1,35

0,15

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn/Nợ  ngắn hạn

1,12

1,23

0,11

( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

          Tỉ suất tài trợ phản ánh trong tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Năm 2013 tỉ suất tài trợ là 14,53% giảm 1,5% so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty hoạt động kinh doanh không có lãi , làm giảm nguồn vốn của mình. Công ty cần có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm bổ sung thêm nguồn vốn  để đảm bảo tính độc lập của doanh nghiệp.

          Tỉ suất đầu tư phản ánh giá trị toàn bộ tài sản dài hạn chiếm trong tổng số tài sản của công ty. Tỉ suất đầu tư năm 2013 tăng so với năm 2012 là 1,93%. Như vậy trong năm 2013 công ty đã chú trọng tới việc đầu tư dài hạn , điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình công ty.

          Khả năng thanh toán hiện hành phản ánh khả năng thanh toán chung của công ty, nó cho biết công ty có khả năng trang trải các khoản nợ phải trả trong năm hay không. Năm 2013 khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp là 1,08% giảm 0,12% so với năm 2012. Và hệ số ở cả hai năm đều thấp, bé hơn 2 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ khi các chủ nợ, nhà đầu tư yêu cầu của công ty chưa đảm bảo, còn yếu.

1.4.4. Đặc điểm về sản phẩm

Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Minh Phương  hoạt động trong các lĩnh vực sau:

+  Đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng dân dụng, công nghiệp.

+ Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng, công nghiệp, công trình cấp thoát nước sinh hoạt, san lấp mặt bằng.

+  Mua bán vật liệu xây dựng :Xi măng, sắt thép, vật liệu thiết bị điện..

  + Vận chuyển hàng hoá ,tư vấn thiết kế, kiểm định công trình,  tư vấn giám sát là những lĩnh vực kinh doanh mặc dù có nguồn thu ít so với Xây dựng và xây lắp, song cũng là thể mạnh của Công ty. Trong những năm qua Công ty đã cố gắng đấy manh kinh doanh các lĩnh vực này để trở thành  doanh nghiệp đa lĩnh vực đa ngành nghề.

+ Vận chuyển hàng hoá đường bộ.

+ Dịch vụ giao nhận hàng hoá.

+ Sản xuất vật liệu xây dựng, gia công kết cấu thép, máy móc thiết bị trong lĩch vựccông nghiệp, linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử, dịch vụ quảng cáo thương mại.

+ Kinh doanh bất động sản (không bao gồm dịch vụ định giá, môi giới, kinh doanh sàn giao dịch bất động sản).

1.4.5. Đặc điểm về khách hàng và thị trường hoạt động.

Thực tế ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, các công trình xây dựng mọc lên ngày càng nhiều. Vì thế nó tạo cơ hội rất lớn cho các ty hoạt động trong ngày nghề xây dựng, lắp đặt, chế tạ phát triển và tạo dựng chỗ đứng chỗ mình.

Xây dựng cơ bản nói chung, ngành xây dựng nói riêng giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một trong những lĩnh vực sản xuất vật chất lớn của nền kinh tế quốc dân, cùng các ngành sản xuất khác, trước hết là ngành công nghiệp chế tạo và ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, nhiệm vụ của ngành xây dựng là trực tiếp thực hiện và hoàn thành khâu cuối cùng của quá trình hình thành tài sản cố định cho toàn bộ các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi

Luận văn liên quan